Site icon Medplus.vn

Cách chuẩn đoán và phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu máu do thiếu sắt là gì?

Thiếu máu do thiếu sắt hay còn gọi là thiếu máu thiếu sắt, là tình trạng xảy ra khi hồng cầu bị giảm cả về số lượng và chất lượng do thiếu sắt hay nói cách khác là cơ thể bị thiếu máu vì không tổng hợp đủ hemoglobin do thiếu sắt.

Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra năng lượng oxy hoá, vận chuyển oxy, hô hấp của ty lạp thể và bất hoạt các gốc oxy có hại. Thiếu sắt có thể dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi và chóng mặt. Nếu nồng độ sắt của một người giảm quá thấp có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt.

Triệu chứng

Các triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng cũng như sức khỏe tổng thể của một người. Đấy là khi cơ thể không có đủ hồng cầu hoặc huyết sắc tố trong máu.

Thiếu máu do thiếu sắc có thể gây ra các triệu chứng bao gồm:

Một số triệu chứng khác ít xảy ra hơn như muốn ăn thức ăn cứng giòn, đá viên hay ăn những thứ kỳ lạ như bụi bẩn hoặc đất sét (gọi là hội chứng pica).

Nếu bạn thấy mình hoặc người thân có dấu hiệu và triệu chứng thiếu máu thiếu sắt nêu trên, bạn nên đi khám hoặc nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt. Thiếu sắt không phải bệnh bạn có thể tự chữa tại nhà, vì vậy tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ để có chuyên môn để có chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây bệnh

Khi các tế bào hồng cầu cũ bị phá vỡ, chất sắt bên trong được tái sử dụng để tạo ra các tế bào hồng cầu mới. Do đó, nguyên nhân của bệnh thiếu máu do thiếu sắt thường do mất máu nhiều dẫn đến tăng nhu cầu chất sắt để tạo thêm các tế bào máu thay thế lượng máu đã mất. Hơn nữa, bạn cũng có thể mắc bệnh nếu chế độ ăn uống quá ít chất sắt dẫn đến cơ thể không được cung cấp đầy đủ.

Nguyên nhân gây bệnh bao gồm:

Chế độ ăn

Sắt có trong nhiều loại thực phẩm khác nhau bao gồm cá, ngũ cốc tăng cường, đậu, thịt và rau xanh. Các chuyên gia khuyến cáo rằng nam giới trưởng thành cần cung cấp 8 mg sắt mỗi ngày và phụ nữ cần 18 mg mỗi ngày trước 50 tuổi và 8 mg sau 50 tuổi.

Ăn chay cũng giúp bạn bổ sung đủ chất sắt cho cơ thể. Một số nguồn thực phẩm chay chứa nhiều sắt có thể kể đến như bánh mì, ngũ cốc, đậu, đậu hũ, trái cây sấy khô, rau bó xôi và các loại rau xanh. Nếu bạn không thường xuyên ăn các loại thực phẩm nêu trên, bạn có khả năng sẽ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

Thiếu khả năng hấp thụ sắt: 

Một số tình trạng, bệnh lý và thuốc có thể ngăn cơ thể hấp thụ sắt đúng cách ngay cả khi một người đang ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt. Thậm chí dù ăn đầy đủ chất dinh dưỡng vẫn không hấp thụ sắt đc. Điều này có thể do bạn phải trải qua phẫu thuật đường ruột (phẫu thuật thu nhỏ dạ dày) hoặc các bệnh về đường ruột và tiêu hóa (bệnh Celiac hoặc bệnh Crohn).

Mất máu:

Huyết sắc tố là một protein trong các tế bào hồng cầu chứa hầu hết chất sắt của cơ thể. Vì vậy, mất máu có thể dẫn đến thiếu sắt và thiếu máu. Nếu bạn không có đủ lượng sắt dự trữ để bù đắp lại, bệnh thiếu máu do thiếu sắt sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Mất máu có thể do chấn thương, hoặc hiến máu quá thường xuyên. Nhưng một số tình trạng bệnh lý hoặc thuốc cũng có thể gây mất máu bao gồm:

Điều trị hiệu quả thiếu máu do thiếu sắt

Làm thế nào để chuẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt?

Để chuẩn đoán thiếu máu, bác sĩ có sẽ dùng những biện pháp chuyên môn hoặc làm xét nghiệm máu để kiểm tra:

Nếu chẩn đoán vẫn chưa rõ ràng, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm kiểm tra tủy xương. Trong xét nghiệm này, những chuyên gia huyết học sẽ trích một mẫu nhỏ của tủy xương từ vị trí gần hông và sẽ nghiên cứu nó dưới kính hiển vi để xác định nồng độ sắt và loại trừ các rối loạn máu có thể gây ra thiếu máu.

Phương pháp điều trị thiếu sắc do thiếu máu hiệu quả

Tùy vào mức độ của người bệnh mà bác sĩ có thể chuẩn đoán và đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả. Thông thường bác sĩ sẽ kê thuốc hoặc siro bổ sung chất sắc. Và sẽ được dùng ít nhất từ 3-6 tháng.

Trường hợp cơ thể kém hấp thu sắt, liệu pháp cung cấp sắt bằng đường tiêm tĩnh mạch. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể cần đến truyền máu. Nếu chảy máu trong là nguyên nhân của sự thiếu hụt, cần phải phẫu thuật cầm máu.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường các thực phẩm giàu chất sắt nhằm cải thiện tình trạng thiếu sắt.

 

 

 

 

 

 

Việc điều trị có thể cần thay đổi chế độ ăn uống và bổ sung sắt theo toa trong vài tháng. Trong trường hợp có các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn gây ra sự thiếu hụt sắt, bệnh nhân cần được điều trị chuyên sâu và triệt để hơn. 

Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.

Một số bài viết có thể bạn quan tâm: 

Bà bầu bị thiếu sắt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

10 Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu giúp ngăn ngừa thiếu máu

9 Nguyên nhân dẫn đến Bệnh Thiếu máu

Nguồn: hellobacsivinmecbvnguyentriphuong

Exit mobile version