Site icon Medplus.vn

Cách dạy trẻ tập trung hiệu quả

Cách dạy trẻ tập trung hiệu quả

Cách dạy trẻ tập trung hiệu quả

Trong giai đoạn 1-3 tuổi, trẻ thường rất hiếu động và dễ bị xao nhãng. Vì vậy, những cách dạy trẻ tập trung hẳn là điều mà bố mẹ nào cũng cần biết.

Hạn chế những yếu tố gây xao nhãng

Khác với người lớn, trẻ nhỏ rất dễ bị xao nhãng bởi những âm thanh xung quanh, như tiếng chó sủa ở nhà hàng xóm, tiếng xe chạy ngoài đường… Theo các nhà nghiên cứu, trẻ nhỏ có xu hướng nghe được âm thanh rõ hơn, ngửi mùi nhạy hơn so với người lớn.

Khi lớn lên, trẻ sẽ dần học được cách bỏ qua những yếu tố gây xao nhãng, nhưng dù sao, bố mẹ cũng nên giúp trẻ rèn luyện ngay từ bây giờ. Mỗi khi muốn dạy trẻ tập trung lắng nghe hoặc làm gì đó, bố mẹ hãy cất đồ chơi đi (hoặc chỉ để lại một món), tắt tivi và nếu có âm nhạc thì bố mẹ cũng chỉ để loại nhạc nhẹ nhàng, êm dịu thôi.

Cách dạy trẻ tập trung hiệu quả

Dạy trẻ tập trung bằng cách tương tác với trẻ

Khi dạy trẻ tập trung, thay vì nghĩ xem trẻ đã làm một việc gì đó trong bao nhiêu lâu, thì bố mẹ nên quan tâm đến mức độ hứng thú của trẻ. Ví dụ, nếu trẻ tỏ ra chán sau khi lắp xong 4-5 viên Lego, bố mẹ hãy khuyến khích trẻ lắp thêm 1-2 viên nữa. Hay khi trẻ chơi ghép hình, bố mẹ hãy để trẻ ghép vài miếng mỗi lần thôi, vì trò ghép hình là một thử thách đáng kể đối với trẻ ở lứa tuổi này. Cứ dần dần như vậy, trẻ sẽ tăng dần được khoảng thời gian tập trung và cũng không trở nên quá chán nản hoặc căng thẳng.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên cùng tham gia vào những hoạt động của trẻ. Ví dụ, khi trẻ đang vẽ hình và có vẻ sắp chán, bố mẹ có thể vẽ cùng và hỏi xem trẻ thích màu gì nhất.

Tôn trọng kiểu tập trung của trẻ

Nhiều bố mẹ băn khoăn về khả năng tập trung của trẻ khi thấy trẻ làm việc khác trong khi bố mẹ đang đọc truyện cho nghe. Tuy nhiên, theo các chuyên gia giáo dục thì một số trẻ, đặc biệt là những trẻ hiếu động, có thể tập trung tốt nhất khi đi đi lại lại thay vì ngồi yên. Với những trẻ này, bố mẹ nên tăng thêm tương tác để trẻ có hứng thú và càng chú ý hơn đến câu chuyện. Chẳng hạn, khi đọc truyện về con ếch, bố mẹ hãy bảo trẻ bắt chước kiểu nhảy của ếch. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể cho trẻ cầm thứ gì đó như quả bóng mềm để trẻ giữ bình tĩnh tốt hơn, đỡ bồn chồn mỗi lúc phải ngồi yên.

Quan tâm đến sở thích của trẻ

Trẻ luôn tập trung hơn khi làm gì đó có liên quan đến những thứ mà mình thích. Vì vậy, nếu trẻ thích tàu hỏa, bố mẹ có thể mua cho trẻ cái tàu hỏa đồ chơi hoặc sách về các phương tiện giao thông.

Ngoài ra, để dạy trẻ tập trung, bố mẹ cũng nên bày ra những trò chơi khuyến khích trẻ chú ý quan sát. Ví dụ, khi đứng xếp hàng ở siêu thị, bố mẹ có thể bảo trẻ để ý xem có những người nào đang đeo kính hoặc cầm điện thoại. Những việc như thế này sẽ khiến trẻ thấy rằng xung quanh mình có rất nhiều điều đáng chú ý.

Mặc dù trẻ nhỏ thường hay xao nhãng nhưng nếu bố mẹ chủ động hỗ trợ thì khả năng tập trung của trẻ sẽ được cải thiện rất nhiều.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version