Site icon Medplus.vn

Cách để phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất

Viêm mũi dị ứng phổ biến ở mọi lứa tuổi, song thường gặp hơn ở người trưởng thành, với triệu chứng mãn tính, dai dẳng. Bệnh gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe người bệnh. Bệnh nếu không điều trị sớm có nguy cơ diễn tiến mạn tính, gây biến chứng viêm xoang, rối loạn giấc ngủ,… Vậy nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm mũi là gì? Cách điều trị bệnh như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.

Viêm mũi dị ứng là gì

Viêm mũi dị ứng là phản ứng của cơ thể trước những dị nguyên xâm nhập vào qua đường hô hấp. Cơ thể khi đó sẽ tạo ra các kháng thể chống lại gây ra hàng loạt các triệu chứng ảnh hưởng đến mũi và mắt như sưng, viêm các tề bào niêm mạc trong mũi, ngứa mũi, hắt xì, chảy nước mũi, nước mắt.

Viêm mũi dị ứng

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

– Do mối trường sống: Bụi nhà, lông vũ, phấn hoa, nấm mốc, côn trùng, khói thuốc lá, thuốc lào, các loại hóa chất, các loại mỹ phẩm, các loại sơn, vôi, ve…

– Do nghề nghiệp: Tiếp xúc với hóa chất

– Các thuốc trong điều trị y học, gây tê, gây mê, kháng sinh…

– Các thức ăn theo đường tiêu hóa (đồ biển, tôm cua, hải sản…).

– Khí hậu: Khi thay đổi thời tiết, vi khí hậu đột ngột, khi chuyển mùa, mưa bão, gió mùa đông bắc.

– Các yếu tnhiễm trùng: Đó là các độc tố của vi khuẩn, nấm do các nhiễm trùng mạn tính ở xoang mũi, amiđan, răng, lợi, miệng…

Triệu chứng viêm mũi dị ứng

– Hắt hơi: triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng. Những cơn hắt hơi mang tính đột ngột, nhiều lần, hắt hơi liên tục, kéo dài nhiều phút và thường xuyên tái phát trong đợt dị ứng.

Triệu chứng viêm mũi dị ứng

– Ngứa mũi: Cơn ngứa mũi thường xuất hiện sớm, nhất là ở trẻ em. Đôi khi, người bệnh ngứa cả mũi, mắt, họng hoặc cả ngoài da vùng cổ, da ống tai ngoài.

– Chảy nước mũi: Chảy nước mũi thường đi kèm với hắt hơi hoặc sau hắt hơi. Người bệnh bị chảy nước mũi cả 2 bên, nước màu trong suốt, không có mùi.

– Tắc ngạt mũi: Do chảy nhiều nước mũi và sự phù nề của niêm mạc làm cho ngạt mũi, có khi ngạt hoàn toàn cả hai bên mũi. Người bệnh phải thở bằng miệng và ở trẻ em có thể bị cảm giác ngạt thở.

– Ngứa mũi, ngứa họng

– Cảm giác nặng vùng xoang quanh mũi, và đau mặt

– Sưng quầng mí mắt dưới

– Giảm hoặc mất cảm giác nếm và ngửi

Các yếu tố nguy cơ gây viêm mũi dị ứng

– Cơ địa: cơ thể dễ phản ứng dị ứng với các vật lạ, mùi lạ.

– Di truyền: từ đời trước sang đời sau với một lọai dị ứng. Khi cả mẹ và cha đều dị ứng con cái sẽ bị dị ứng nặng hơn.

– Tiếp xúc: thường xuyên tiếp xúc với hóa chất.

– Khu trú địa lý: ảnh hưởng đến dị ứng hoặc tốt hơn hoặc xấu hơn.

– Sự ô nhiễm: không khí bị ô nhiễm, môi trường sống ô nhiễm.

– Dị hình hốc mũi: vẹo vách ngăn, quá phát cuốn mũi, polype mũi, VA là yếu tố ảnh hưởng đến viêm mũi dị ứng.

– Nhiễm trùng: nhiễm trùng đường hô hấp trên thường xảy ra cũng là yếu tố ảnh hưởng đến dị ứng thậm chí người mẹ hút thuốc con họ có thể bị dị ứng với khói thuốc.

Cách phòng ngừa viêm mũi dị ứng đơn giản, hiệu quả

– Tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin cho cơ thể, hoặc cũng có thể uống bổ sung vitamin C để giúp tăng sức đề kháng.

– Hạn chế tiếp xúc với các loại vật nuôi, phấn hoa có nguy cơ gây dị ứng.

– Vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, thảm, rèm, vải bọc ghế, bọc đệm sạch sẽ. Nhà ở cần thoáng mát, sạch sẽ tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển.

– Cần vệ sinh răng miệng hàng ngày, nhất là đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Không nên tiếp xúc với khói thuốc, môi trường có khói bụi.

– Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, mũi và đôi chân. Khi đi ra ngoài, cần đeo khẩu trang bảo vệ.

– Dùng nước muối sinh lý hay nước biển phun sương rửa mũi hàng ngày, nhất là lúc đi ngoài đường vừa về đến nhà cũng là một cách phòng ngừa viêm mũi dị ứng hiệu quả.

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version