Site icon Medplus.vn

Cách điều chỉnh ngôn ngữ khi trẻ nói bậy

Cách điều chỉnh ngôn ngữ khi trẻ nói bậy

Cách điều chỉnh ngôn ngữ khi trẻ nói bậy

Khi nghe thấy trẻ nói bậy, ngoài việc giữ bình tĩnh để nhắc nhở trẻ, bố mẹ và gia đình nên hợp tác và thống nhất trong việc điều chỉnh ngôn ngữ khi trẻ nói bậy.

Ngôn ngữ của trẻ có thể bị ảnh hưởng rất nhiều từ tivi và những người xung quanh, đặc biệt là mọi người trong nhà. Chính vì vậy, cả gia đình nên bàn bạc và thống nhất việc sử dụng ngôn ngữ, rồi nói rõ với trẻ về ngôn từ mà trẻ nên hoặc không nên sử dụng. Khi những người lớn gần gũi với mình nhất không bao giờ nói bậy, thì trẻ cũng không có xu hướng nói bậy. Nếu trẻ nói những từ hoặc cụm từ mà bố mẹ thấy là không hay thì có thể nhắc con: “Con hãy dùng từ khác hay hơn đi nào!”, hoặc: “Nhà mình không ai dùng những từ xấu như thế con ạ!”.

Cách điều chỉnh ngôn ngữ khi trẻ nói bậy

Bố mẹ nên làm gì để điều chỉnh ngôn ngữ khi trẻ nói bậy

Ngoài ra, để khuyến khích trẻ nói chuyện lịch sự, hợp lý, giảm nguy cơ nói bậy, bố mẹ nên lưu ý một số điều sau:

Còn trong trường hợp bố mẹ biết được nguyên nhân dẫn tới việc con nói bậy, thì có thể thực hiện những cách sau để giải quyết tận gốc vấn đề, một cách nhẹ nhàng và hiệu quả:

Không phản ứng nếu trẻ nói bậy để được chú ý

Nếu trẻ nói bậy vì muốn được bố mẹ chú ý, thì tốt nhất là bố mẹ không nên phản ứng gì cả – không cười cợt, cũng không tức giận. Bố mẹ cứ giữ bình tĩnh và phớt lờ đi; rồi chỉ chú ý và khen ngợi khi trẻ nói năng lịch sự, lễ phép.

Cách điều chỉnh ngôn ngữ khi trẻ nói bậy

Giúp trẻ xử lý cảm xúc nếu trẻ nói bậy vì tức giận, bực bội…

Nếu trẻ nói bậy vì có cảm xúc tiêu cực, bố mẹ hãy giúp trẻ gọi tên cảm xúc của mình: “Bố mẹ thấy là con đang rất bực/giận/căng thẳng…”. Trẻ cần hiểu rằng, có những cảm xúc đó là rất bình thường, nhưng trẻ nên thể hiện chúng bằng những từ ngữ phù hợp hơn.

Nếu trẻ tức giận, bố mẹ cần tách trẻ ra khỏi nguyên nhân của cảm xúc. Ví dụ, dặn con đi ra chỗ khác hoặc nhờ người lớn giúp đỡ nếu đang chơi với bạn mà bạn khiến con nổi giận.

Nếu trẻ buồn bã, bực bội, ức chế…, bố mẹ có thể cùng con tìm cách giải quyết vấn đề. Ví dụ, khi trẻ bị mất đồ chơi, bố mẹ hãy bảo trẻ thử tìm ở nơi mà trẻ chơi lần gần nhất, sau đó tới các phòng khác.

Ngoài ra, bố mẹ có thể dạy cho trẻ các cách khác để xử lý những cảm xúc tiêu cực, như thở và đếm (đếm từ 1 đến 10, rồi hít thở thật sâu), trò chuyện về những cảm xúc này để được giải tỏa, khuyến khích trẻ sử dụng những từ ngữ thay thế…

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version