Site icon Medplus.vn

Cách làm kim chi cải thảo Hàn Quốc đơn giản tại nhà

anh dai dien 2 1 - Medplus

Bạn là người say mê ẩm thực Hàn Quốc? Bạn yêu thích những món ăn cay, có nhiều bột ớt nhưng vẫn giàu dinh dưỡng? Vậy chần chờ gì nữa mà không cùng chúng tôi thử ngay cách làm kim chi cải thảo Hàn Quốc đơn giản sau đây. Món ăn này chắc chắn sẽ khiến bữa ăn của bạn thêm phần hấp dẫn đấy!

1.Kim chi – Di sản văn hóa phi vật thể Hàn Quốc

Kim chi – Di sản văn hóa phi vật thể Hàn Quốc

Kim chi trong tiếng Tiều Tiên là “chimchea”, nghĩa là “rau củ ngâm”, để mô tả cách thức chế biến bằng cách lên men các loại rau củ, chủ yếu là cải thảo, cùng tỏi ớt. Một số nguồn gốc cho rằng kim chi đã xuất hiện từ khoảng 2.600 – 3.000 năm trước. Có nghiên cứu nói rằng kim chi là cuốn Kinh Thi, một cuốn sách tổng hợp các bài thơ ca vô danh của Trung Quốc ra đời vào thời Xuân Thu. Đất nước Hàn Quốc mùa đông khắc nghiệt nên họ phải tìm cách bảo quản thức ăn và các loại rau. Họ đã nghĩ ra phương pháp bảo quản củ cải, củ sâm, lá… Và từ đó họ nghĩ ra cách làm kim chi.

Để có một công thức Kim chi hoàn chỉnh như ngày nay là cả một quá trình lịch sử lâu dài. Công thức chế biến Kim chi thường thay đổi giữa các mùa, các vùng, miền khác nhau. Và ở từng vùng, Kim chi lại có cách nhận diện khác nhau.

Trong mỗi gia đình Hàn Quốc, bữa cơm nào cũng có Kim Chi (một hoặc hai loại Kim Chi) và Kim Chi dường như đã là một thói quen của người Hàn Quốc. Nhiều gia vị cay là nét đặc trưng của kim chi Hàn Quốc. Nguyên liệu chính làm kim chi một loại dưa chua, rau củ muối có gia vị và nó được coi là vua của những món dưa chua, nó được muối mà không cần tới giấm hoặc chất làm chua. Tất cả các loại rau củ đều có thể làm Kim chi nhưng người Hàn Quốc hay sử dụng cải thảo để làm Kim chi là phổ biến nhất.

Ở Hàn có tới 187 loại kim chi khác nhau. Chính phủ Hàn Quốc đã tuyên bố Kim Chi là một Quốc bảo. Không chỉ là niềm tự hào về một món ăn truyền thống. Vượt qua ranh giới ẩm thực, vượt qua biên giới Hàn Quốc nó đã trở thành biểu tượng của văn hóa Hàn. Cùng với 15 di sản khác, văn hóa muối kim chi đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Hàn Quốc.

2. Cách làm món kim chi vải thảo Hàn Quốc

2.1 Nguyên liệu

Nguyên liệu làm kim chi cải thảo Hàn Quốc

2.2 Cách làm

Bước 1: Ướp cải thảo

Cải thảo cắt bỏ phần cuống tròn của cải, chẻ cải ra làm đôi hoặc làm 4 phần, nhúng qua nước để khi rắc muối vào sẽ bám hơn. Xát muối vào từng phần bẹ trắng sau đó để cải vào hộp. Cứ 20 – 30 phút lại trở mặt cải cho đến khi cải mềm và dẻo, gập vào mà không bị gãy. Tiếp theo, bạn đem cải xả sạch với nước 2 – 3 lần để giảm độ mặn rồi xếp cải vào rổ, để rổ nghiêng cho cải ráo nước. Lưu ý, không được vắt cải để nhanh ráo nước vì cải sẽ bị nát.

Bước 2: Tạo hỗn hợp gia vị

Trong khi chờ đợi để cải thảo thấm gia vị, bạn xay nhuyễn táo và lê, còn gừng và tỏi thì gọt vỏ rồi băm nhỏ. Riêng với củ cải trắng, cà rốt, hành tây thì bạn rửa sạch, gọt vỏ rồi thái sợi. Hành lá cắt thành từng khúc nhỏ. Tiếp theo, bạn cho bột ớt và nước mắm vào tô khuấy đều, sau đó cho hết các gia vị trên vào và trộn đều với nhau.

Các bước thực hiện

Bước 3: Làm hỗn hợp nước sốt cay

Cho 150ml nước và 15g bột gạo nếp vào nồi, sau đó đun trên lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy đều cho đến khi bột sệt lại thì tắt bếp. Tiếp theo, bạn đổ hỗn hợp táo và lê xay nhuyễn vào nồi, cho thêm đường và muối vào trộn đều. Đợi hỗn hợp nguội bạn cho phần củ cải trắng, cà rốt, hành tây, hành lá đã thái chỉ vào.

Bước 4: Hoàn thành

Sau khi đeo bao tay, bạn phết sốt lên khắp phần bẹ trắng của cải. Chú ý phết đều để toàn bộ phần cải đều thấm sốt. Sau đó, bạn cuộn tròn kim và cho vào hộp thủy tinh. Lưu ý, không nên nén kim chi đầy và chặt vì sau khi lên men, kim chi sẽ tiết ra nước. Bạn để kim chi lên men khoảng 2 – 3 ngày tùy, đến khi ấn vào thấy sủi bong bóng nhỏ thì cho vào tủ lạnh ăn dần.

3. Kim chi cải thải và các công dụng của chúng

Tốt cho tiêu hoá

Kim chi cải thảo có nhiều chất xơ, giúp cho các tế bào ruột hoạt động tốt hơn. Chất xơ cũng giúp giữ cho đường tiêu hóa hoạt động tốt, bằng cách giữ cho nhu động ruột của bạn mềm mại và đều đặn.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Ngoài việc hỗ trợ cholesterol lành mạnh, kim chi còn giúp tim hoạt động tốt hơn bằng cách tăng mức độ chất chống oxy hóa trong cơ thể. Chất chống oxy hóa giúp giúp kiểm soát các tế bào bị hư hỏng có thể đẩy nhanh quá trình bệnh, do đó, tình trạng chống oxy hóa cao có thể bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh mãn tính.

Ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men

Thực phẩm giàu probiotic như kim chi cải thảo có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men. Nhiễm nấm âm đạo xảy ra khi nấm Candida phát triển lên nhanh chóng bên trong âm đạo. Một số chủng Lactobacillus hỗ trợ giảm sự phát triển của nấm Candida.

4. Kết luận

Cách làm món kim chi cải thảo không quá phức tạp và quá trình lên men giúp món ăn này không chỉ có thời hạn sử dụng lâu mà còn giúp tăng hương vị và mùi thơm. Kim chi cải thảo có nhiều men vi sinh, đây là những vi sinh vật sống mang lại lợi ích sức khỏe khi được tiêu thụ với số lượng lớn. Ngoài ra, các vi khuẩn lactobacillus trong kim chi cải thảo giúp tăng cường sức khỏe miễn dịch, giảm nguy cơ gây bệnh, ung thư, đẩy lùi virus, cảm cúm, táo bón, tốt cho tiêu hoá.

Xem thêm:

Nguồn: Cet.edu

Exit mobile version