Site icon Medplus.vn

Cách nấu 5 món ăn dặm từ cà tím cho bé

Cách nấu 5 món ăn dặm từ cà tím cho bé

Cách nấu 5 món ăn dặm từ cà tím cho bé

Bí quyết cách nấu 5 món ăn dặm từ cà tím ngon bổ dưỡng sẽ được bật mí trong mọi công đoạn từ khâu chuẩn bị nguyên liệu cho tới sơ chế, chế biến thực phẩm sao cho đúng cách giúp giữ nguyên các chất dinh dưỡng có trong loại củ quả đến từ tự nhiên này. Cà tím chứa rất nhiều protein và chất kháng khuẩn giúp tăng cường tối đa sức đề kháng cho cơ thể của người lớn lẫn con trẻ. Từ quả cà tím này, các bà các mẹ nội trợ cũng chế biến ra vô số món mặn ngon hợp khẩu vị cả nhà nhưng mấy ai biết hết công dụng, lợi ích thật sự của nó, nhất là đối với trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm đầu đời. Xin góp nhặt những kiến thức về thành phần giá trị dinh dưỡng của cà tím và cách nấu 5 món ăn cho bé tuyệt ngon gửi tới các mẹ bỉm sữa đảm đang.

1. Thông tin về thành phần giá trị dinh dưỡng của cà tím

Cà tím mềm, ngọt rất thích hợp cho trẻ ăn dặm bổ sung chất xơ vào bát cháo thơm ngon hàng ngày. Với quan điểm “cà là độc, không tốt” có rất nhiều mẹ còn e dè không dám cho bé yêu ăn cà tím mà không để ý đến đây là một loại thực phẩm giàu protein và có rất nhiều chất bổ khác giúp cho hệ tiêu hóa và tim mạch.

Trong cà tím có nhiều chất để kháng khuẩn và kháng virus, đặc biệt chất Nasunin có trong cà tím có công dụng loại bỏ chất sắt dư thừa trong cơ thể, phòng bệnh tim mạch và ung thư do thừa sắt gây nên.

Mặt khác, tuy không chứa quá nhiều chất dinh dưỡng “khổng lồ” như khoai lang, cải bó xôi hay quả bơ nhưng cà tím cũng chứa một lượng lớn vitamin A, folate và đặc biệt là chất xơ. một phần rất quan trọng của bất kỳ chế độ ăn uống rất tốt cho tiêu hóa, giúp trẻ đi ngoài đều đặn và điều hòa lưu thông khí trong cơ thể.

Giá trị dinh dưỡng của cà tím dành cho bé:

Cách nấu 5 món ăn dặm từ cà tím cho bé

2. Những điều cần lưu ý khi chọn mua, bảo quản và chế biến cà tím cho trẻ ăn dặm các mẹ cần biết

2.1 Cách chọn mua cà tím cho bé

Các mẹ hãy chọn mua quả cà tím có vẻ ngoài mịn, sáng bóng, màu tươi, quả có cuống tươi màu xanh, khi ấn nhẹ tay vào quả cà có độ đàn hồi, không bị héo. Nếu quả nào có vết sứt, bầm dập và đổi màu thì các mẹ chớ nên chọn vì đó là dấu hiệu cho thấy thịt bên trong quả cà đã hỏng.

2.2 Cách chế biến cà tím đúng cách cho bé ăn dặm

2.3 Cách bảo quản cà tím

2.4 Khi nào mẹ có thể cho bé ăn cà tím?

Độ tuổi thích hợp để các mẹ bắt đầu tập cho bé ăn cà tím là từ 8 đến 10 tháng tuổi. Khi chế biến cà tím các mẹ nên nấu chín cả vỏ để giữ được các loại vitamin và chất dinh dưỡng có trong cà tím. Nhưng nếu trẻ nào có vấn đề về tiêu hóa thì các mẹ lại chỉ chế biến thịt cà thôi. Mẹ có thể nấu cà tím xay nhuyễn hoặc cà tím hấp như một loại thức ăn nhẹ. Cà tím rất linh hoạt và có thể được trộn với nhiều loại thức ăn khác nhau giúp bé đổi vị.

2.5 Lưu ý khi cho bé ăn cà tím

Cà tím chứa oxalat, nếu tiêu thụ nhiều sẽ tích tụ, gây sỏi thận, thậm chí suy thận. Đây là lý do tại sao những người nghi ngờ hoặc bị bệnh thận, đang điều trị hay mắc các vấn đề túi mật nên tránh việc tiêu thụ cà tím. Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng dị ứng với cà tím như ngứa da và miệng. Do đó, bạn nên thận trọng khi cho trẻ sử dụng loại thực phẩm này.

3. Hướng dẫn cách làm 5 món ăn dặm từ cà tím cho trẻ

3.1 Cà tím cuộn tôm chiên giòn (cho bé 2 tuổi trở lên)

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Cách thực hiện:

Hoàn tất món ăn:

Bước cuối cùng là trang trí: Đầu tiên đặt 1 miếng bánh mì, phết một lớp xốt mayonnaise (tùy ý thích, nếu sợ béo bạn có thể không dùng mayonnaise), đặt là 1 cuốn cà tím lên bánh mì, trên cùng găm nửa quả cà chua bi.

3.2 Cà tím xào trứng (Cho bé từ 15 tháng tuổi trở lên)

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Cách thực hiện:

3.3 Cháo cà tím thịt bằm cho bé từ 10 tháng trở lên

Sau khi mẹ nấu nồi cháo thịt băm cho bé, có thể cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn cà tím đã hấp chín rồi cho vào nồi cháo thịt. Bé ăn sẽ thấy vị ngọt của cà và vị ngon đậm của cháo, chắc chắn các bé sẽ rất ngon miệng.

3.4 Cà tím nướng pho mát (cho bé từ 10 tháng trở lên)

3.5 Cà tím hấp (cho bé từ 9 tháng trở lên)

Khi mới bắt đầu cho bé ăn cà tím, cách chế biến đơn giản và dễ ăn nhất là mẹ hấp chín cà tím cho bé, thái hạt lựu hoặc thái lát lỏng mềm rồi cho bé dùng tay ăn bốc. Khi đó bé sẽ cảm nhận được vị của cà tím rõ nhất.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version