Site icon Medplus.vn

Cách nấu cháo lươn thơm ngon cho cả nhà

anh dai dien 14 - Medplus

Cháo lươn là món ăn đặc trưng của mảnh đất Nghệ An, không chỉ mang đến hương vị độc đáo khó quên, món ăn này còn chưa rất nhiều chất dinh dưỡng như: Vitamin A, B1, B6, sắt, Natri, Kali, Canxin… Vì thế, món cháo lươn có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe và được ví như một bài thuốc bổ giúp bé khỏe mạnh và cứng cáp, giúp các mẹ bầu sau sinh và người đang bệnh nhanh chóng phục hồi thể lực. Hơn nữa, món cháo lươn còn có thể chữa được các bệnh như: Suy dinh dưỡng, mỏi gối, đau lưng, kiết lị… Do đó, hôm nay, Cet.edu.vn sẽ hướng dẫn bạn cách nấu cháo lươn cơ bản không bị tanh và cách chọn lươn sao cho ngon cũng như vài lưu ý khi nấu món cháo này.

1. Giá trị dinh dưỡng của lươn

Thịt lươn có thành phần dinh dưỡng cao. Trong 100 gam thịt lươn có: 18,7g chất đạm, 0,9g chất béo, 150 mg Phospho, 39 mg Canxi, 1,6 mg Sắt, vitamin A, D các vitamin B1, B2, B6 và PP hay trong 100g thịt lươn gồm có 12,7g chất đạm, 25,6g chất béo tổng cộng (trong đó có 0,05g cholesterol) và 285 calo. Ngoài ra, thịt lươn còn chứa nhiều loại vitamin và chất khoáng như vitamin A, B1, B6 hay chứa chất sắt, natri, kali, calci. So với các loại như hến, tôm đồng, cua đồng, thịt lươn là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Thịt lươn luôn được chọn lựa là thức ăn bồi bổ cho người bệnh, người già và trẻ nhỏ. Thịt lươn còn chứa nhiều loại vitamin và chất khoáng như vitamin A, B1, B6 hay chứa chất sắt, natri, kali, calci

Giá trị dinh dưỡng của lươn

Người phương Đông còn gọi lươn là thiện ngư (cá lành), trường ngư, hoàng đán, hoàng thiện, hải xà, đán ngư và đánh giá lươn là một trong “tứ đại hà tiên” (bốn món ngon dưới nước). Theo Đông Y thịt lươn tính cam ôn, bổ kinh tỳ vị. Công năng chủ trị: bổ hư tổn, khu phong trừ thấp, cường kiện gân cốt. Lươn được dung làm nguyên liệu chế biến nhiều “thực phẩm chức năng”, hỗ trợ chữa nhiều bệnh như: Trẻ biếng ăn suy kiệt, Khí huyết suy nhược sau bệnh nặng, sinh đẻ.., Bổ tỳ vị, gan mật, thanh nhiệt trừ thấp.., Bổ thần kinh, trợ giúp trí não.

Theo Đông y, lươn có tác dụng bồi dưỡng khí huyết, tiêu trừ phong thấp, có thể chữa được bệnh suy dinh dưỡng, kiết lị, đau nhức xương sống, trĩ nội, phong thấp, bệnh huyết trắng của phụ nữ. Tuy nhiên, thai phụ không nên ăn thịt lươn. Với đặc tính bổ dưỡng và sinh khí huyết, máu lươn có tác dụng tăng cường dương khí, giúp lưu thông máu huyết, trị được chứng khô miệng, đau nhức trong tai và tăng cường khả năng tình dục.

2. Nguyên liệu cho món cháo lươn

Nguyên liệu chóa lươn

3. Cách nấu cháo lươn

Bước 1: Sơ chế lươn

Lươn sau khi mua về bạn ngâm trong nước vo gạo từ 1 – 2 tiếng để sạch bùn bẩn. Sau đó bạn có thể tuốt lươn trong vo gạo hoặc vùi trong tro bếp để làm sạch lớp nhớt. Ngoài ra, bạn có thể dùng một nắm muối hoặc nữa bát giấm để làm sạch lớp nhớt.

Dùng dao rạch 1 đường ở phần bụng lươn và bỏ phần nội tạng và dùng nước muối rửa sạch nhiều lần để khử mùi tanh.

Bạn bắc nồi nước sôi và cho lươn vào luộc cho thịt lươn vừa chín tới. Nếu bạn muốn đảm bảo lươn được khử hoàn toàn mùi tanh thì lúc này có thể cho vào 1 lát gừng hoặc nghệ.

Vớt lươn ra, để nguội một chút rồi gỡ thịt.

Bước 2: Nấu nước dùng

Bạn lấy phần xương và đầu lươn với chút xíu muối đun trong khoảng 15 – 20 phút để lấy nước dùng, sau đó thì vớt phần xương và đầu bỏ đi.

Bước 3: Nấu cháo

Gạo vo sạch, vẩy cho ráo nước rồi cho vào nồi nước dùng bên trên cùng với ½ muỗng café muối và để lửa nhỏ nấu cháo nhừ. Khi nấu, bạn nhớ liên tục khuấy đều tay để cháo không bị khét ở phần đáy nồi.

Bạn bắc chảo lên bếp, cho vào chút dầu ăn, đợi cho dầu sôi thì cho tỏi băm vào phi lên cho thơm rồi thả phần thịt lươn vào xào sơ qua cùng với ¼ muỗng café bột nghệ, một chút tiêu xay, hạt nêm và nước mắm cho thịt lươn thắm gia vị là có thể tắt bếp.

Khi nồi cháo đã gần chín nhừ thì bạn trút phần thịt lươn vào nồi cháo, khuấy đều và nêm nếm gia vị sao cho vừa khẩu vị với bé.

Múc cháo lươn ra chén, cho chút hành phi, hành lá, ngò, tiêu xay, để nguội bớt một chút là có thể cho

Thành quả món cháo lươn

3. Cách chọn lươn và bí quyết nấu lươn không tanh

Lươn để nấu cháo ngon nhất vẫn là lươn đồng, bạn nên chọn lươn đồng có lưng hơi đen, bụng vàng. So với lươn đồng thì thịt lươn nuôi không ngon bằng.

Ngoài ra, bạn chỉ nên dùng lươn tươi sống vì với lươn chết chúng sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa của người dùng.

Không ăn kèm thịt lươn với các thực phẩm có tính hàn như: tôm cua biển, dưa hấu…

Nếu bạn không muốn cho bé dùng da lươn thì bạn có thể dùng nước sôi rưới lên phần da rồi chà sát nhẹ là chúng sẽ bong ra.

Phần bụng của lươn có khá nhiều xương nhỏ nên khi chế biến cho trẻ nhỏ thì bạn cần lọc xương thật kỹ.

Khi nấu cho trẻ đang ăn dặm thì bạn có thể bỏ qua bước xào sơ mà cho thịt lươn vào trong nồi cháo ninh nhừ sẽ tốt hơn.

Ngoài ra, để tăng thêm hương vị và bổ sung chất dinh dưỡng cho món ăn, bạn có thể kết hợp cháo lươn nấu với các loại rau như mồng tơi, cải xanh, rau ngót và đặc biệt là các loại như hành lá, rau răm, ngò rí…

Cách chọn lươn và bí quyết nấu lươn không tanh

4. Kết luận

Hy vọng với bí quyết cách nấu cháo lươn không bị tanh mà Medplus hướng dẫn thì bạn có thể tự tin làm món ăn này cho cả nhà mình cả nhà có đầy đủ chất dinh dưỡng, và thơm ngon nhé!

Xem thêm

Nguồn Cet.eud

Exit mobile version