Súp là món khai vị thường dùng trong các bữa tiệc, vì đặc tính dễ ăn, nên phù hợp với khá nhiều đối tượng. Những món như súp cua hay súp thập cẩm đã quá quen thuộc với chúng ta, vậy cùng Medplus thử gió với súp khoai lang xem sao bạn nhé!
1. Nguyên liệu làm súp khoai lang
- Khoai lang 5 củ
- Nước dùng gà 1 lít
- Bơ 30 gr
- Hành tây 1 củ
- Tỏi 1 muỗng cà phê
- Ớt bột 1/2 muỗng cà phê
- Bột mùi (bột ngò) 2 muỗng canh
- Bột quế 2 muỗng canh
- Bột thì là 1/2 muỗng cà phê
- Chanh 1 trái
- Bột ngọt 1/2 muỗng cà phê
- Muối 1/2 muỗng cà phê
- Tiêu 1/4 muỗng cà phê
2. Mẹo chọn mua khoai lang ngon ngọt
- Nên chọn những củ khoai có dáng tròn lẳn hoặc thuôn dài, không có eo, hõm, bóp nhẹ thấy không quá cứng; những củ này thường ít xơ, nhiều bột và ăn rất ngọt.
- Nếu muốn mua khoai lang bùi, thơm, bở rệu thì nên chọn củ có lớp phấn hay đất bám vào. Khi xắt một lát mỏng ở đầu củ khoai sẽ thấy màu cam nhạt và chảy nhựa. Những củ khoai này khi luộc sẽ rất ngọt và bở, ăn ngon ưng ý.
3. Các bước làm súp khoai lang
3.1 Sơ chế nguyên liệu
- Hành tây rửa sạch, thái mỏng.
- Khoai lang rửa sạch thái miếng nhỏ.
3.2 Cách nấu súp khoai lang
- Đun chảy bơ trong nồi to, cho hành tây vào xào với một chút muối cho tới khi hành mềm chuyển thành màu vàng nâu. Sau đó lấy ra một ít bỏ ra một bát nhỏ riêng.
- Cho bột mùi, bột thì là, bột quế, ớt bột vào trong chén trộn đều.
- Vớt hành còn lại trong nồi, cho tỏi bằm vào sau đó cho chén bột đã trộn cộng thêm một chút tiêu đảo đều. Tiếp đến cho nước dùng gà và khoai lang đã thái nhỏ vào nồi.
- Đun to lửa đến khi nồi súp sôi thì hạ nhỏ lửa cho đến khi khoai mềm thì tắt bếp. Nêm chút muối, tiêu, bột ngọt vào cho vừa ăn.
- Cho khoai vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi múc ra bát. Rắc lượng hành tây để riêng lúc đầu lên và dùng nóng. Bạn có thể vắt một ít chanh lên món súp để món ăn trở nên hấp dẫn hơn.
4. Giá trị dinh dưỡng của súp khoai lang
5. Ai cần hạn chế ăn các món từ khoai lang?
5.1 Người đang đói
Vì trong củ khoai lang có chứa nhiều đường nên nếu ăn nhiều lúc đói sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ nóng, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, bạn nên nấu, luộc hoặc nướng khoai thật chín để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa. Không nên ăn khoai lang khi đói.
5.2 Người bị bệnh thận
Khi thận yếu, chức năng loại bỏ kali dư thừa bị yếu đi. Trong khi đó, khoai lang lại chứa nhiều kali, chất xơ, vitamin A… ăn quá nhiều khoai lang có thể gián tiếp gây ra cho người bệnh thận những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.
5.3 Người có hệ tiêu hóa không tốt
Nếu có hệ tiêu hóa không tốt, biểu hiện là thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng thì bạn không nên ăn khoai lang vì khi ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, trướng bụng.
5.4 Người có bệnh về dạ dày
Người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, viêm loét dạ dày, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính dù thèm cũng không nên ăn khoai lang vì có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Sáng sớm mà có bát súp khoai lang nóng hổi để thưởng thức thì ngon phải biết. Chẳng cần đi đâu xa, làm ngay tại nhà cho mọi người cùng thưởng thức vừa đảm bảo vệ sinh lại tiết kiệm chi phí nữa chứ. Bạn còn ngại gì mà không thử ngay nhỉ? Ngoài ra, còn nhiều tips nấu ăn ngon từ, nhớ cập nhật Medplus thường xuyên để không bỏ lỡ nhé!
Xem thêm công thức nấu ăn ngon từ khoai lang:
- Lai rai buổi chiều với khoai lang nhồi thịt chiên thơm lừng cả xóm
- Bữa ăn phụ giàu dinh dưỡng với bánh khoai lang yến mạch
- Nạp thêm năng lượng với bánh khoai lang hấp ngọt bùi
- Học ngay cách nấu chè khoai lang gừng giải cảm trong mùa nắng
- Ngon khó cưỡng món khoai lang nướng hasselback Thụy Điển
- Ăn vặt ngày mưa tuyệt đối không thể bỏ qua món khoai lang nướng
Nguồn: Tổng hợp