Site icon Medplus.vn

Cách trị nấm Candida tại nhà: 5 cách đơn giản dễ áp dụng

Bệnh nấm candida là một bệnh nhiễm trùng do một loại nấm men (một loại nấm) có tên là Candida gây ra . Candida thường sống bên trong cơ thể (ở những vị trí như miệng, cổ họng, ruột và âm đạo) và trên da mà không gây ra bất kỳ vấn đề nào. 

Đôi khi, nấm candida có thể sinh sôi và gây nhiễm trùng nếu môi trường bên trong âm đạo thay đổi tạo điều kiện cho nấm candida phát triển. Bệnh nấm candida trong âm đạo thường được gọi là “nhiễm trùng nấm vùng kín”. 

Dưới đây là những cách trị nấm candida tại nhà Medplus đã tổng hợp mà bạn có thể tự áp dụng để giảm bớt tình trạng nhiễm nấm.

1. Nguyên nhân và các triệu chứng

1.1. Nguyên nhân

Hầu hết thời gian, nhiễm nấm candida ở miệng, da hoặc vùng kín xảy ra mà không có lý do rõ ràng. Nguyên nhân phổ biến của nhiễm trùng có thể là việc sử dụng thuốc kháng sinh tiêu diệt các vi sinh vật có lợi cũng như có hại trong cơ thể, tạo điều kiện cho nấm candida sinh sôi tại chỗ. Tình trạng kết quả được gọi là bệnh nấm Candida moniliasis, hoặc nhiễm trùng “nấm men”.

Bệnh nấm candida:

Nhiễm nấm candida ở dương vật phổ biến hơn ở nam giới chưa cắt bao quy đầu so với nam giới đã cắt bao quy đầu và có thể do quan hệ tình dục với bạn tình bị nhiễm bệnh.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, khi sức đề kháng của cơ thể thấp như trong bệnh bạch cầu hoặc AIDS, nấm candida albicans có thể xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng nghiêm trọng cho các cơ quan quan trọng.

1.2. Các triệu chứng

Các triệu chứng của bệnh nấm Candida ở vùng kín bao gồm:

Mặc dù hầu hết bệnh nấm Candida ở vùng kín là nhẹ, một số phụ nữ có thể bị nhiễm trùng nặng liên quan đến mẩn đỏ, sưng tấy và vết nứt trên thành âm đạo.

2. Cách trị nấm Candida

2.1. Cách trị nấm candida bằng lá trầu không

Tinh chất của lá trầu không có đặc tính chống khuẩn, kháng viêm và ngăn ngừa các vi khuẩn có hại phát triển.

Để trị nấm candida bằng lá trầu không khá đơn giản. Bạn cần chuẩn bị một nắm lá trầu không, sau khi rửa sạch thì đun nước sôi, vò nát những lá này và thả vào nồi trong 10 phút. Sau đó, nước lá trầu không nóng có thể được dùng để xông hơi vùng kín, hoặc để nguội và dùng để lau hay rửa bên ngoài. Có thể thực hiện 3 – 4 lần mỗi tuần để đạt được hiệu quả nhất định.

2.2. Cách trị nấm candida bằng giấm táo

Giấm táo có chứa axit axetic và axit malic, đặc tính kháng khuẩn và kìm hãm sự phát triển của các loại nấm men, trong đó có nấm candida.

Sử dụng giấm táo pha loãng trong bồn tắm và ngâm mình trong 20 phút có thể giúp tình trạng viêm nhiễm bởi nấm candida thuyên giảm. Ngoài ra bạn có thể thêm giấm táo vào trong thực đơn cho các món ăn trong ngày để giúp kiểm soát sự lây lan của nấm candida trong ruột, hoặc dùng để tăng cường hệ miễn dịch – cũng là cách ngăn ngừa viêm nhiễm nấm candida.

2.3. Cách trị nấm candida bằng tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, khử trùng, có thể được sử dụng để làm dịu những kích thích trên da hoặc các vết bỏng, nhiễm trùng, viêm nhiễm nấm,…

Sử dụng tinh dầu tràm trà như một cách trị nấm candida bằng một vài giọt tinh dầu nhỏ vào chậu nước ấm, sau đó pha loãng ra. Bạn có thể dùng nước tinh dầu tràm trà pha loãng để rửa vùng bị nhiễm nấm, và nên nhớ là chỉ rửa sạch bên ngoài, không thụt rửa sâu vào âm đạo, sẽ làm mất cân bằng pH tự nhiên của nó.

2.4. Cách trị nấm candida bằng lá trà xanh

Ngoài công dụng làm đẹp, hoặc dùng để uống, lá trà xanh còn có đặc tính kháng khuẩn, khử mùi và diệt nấm khá tốt.

Bạn cần chuẩn bị một nắm trà xanh rửa sạch. Sau đó đun nước sôi và bỏ lá trà vào tương tự như pha trà xanh, tuy nhiên cần nước pha loãng hơn. Nước trà xanh sau khi để nguội (vẫn còn ấm) có thể được sử dụng để rửa bên ngoài vùng bị nhiễm nấm. Bạn nên thực hiện 3- 4 lần mỗi tuần để có thể đạt được hiệu quả.

2.5. Vệ sinh vùng kín đúng cách

Khi vệ sinh vùng kín, ngoài việc làm sạch bạn cần phải giữ cân bằng pH tự nhiên của vùng nhạy cảm (3,5 – 4,5). Vì khi độ cân bằng này không được duy trì sẽ tạo cơ hội cho các vi khuẩn có lợi và nấm candida phát triển không kiểm soát dẫn tới các tình trạng viêm nhiễm vùng kín.

Bạn thường lầm tưởng về việc thụt rửa bên trong âm đạo có thể làm sạch triệt để những vi khuẩn gây hại. Trên thực tế, khi thụt rửa bên trong, bạn đã vô tình “tiêu diệt” luôn những vi khuẩn có lợi trong vùng kín và làm mất độ cân bằng pH của âm đạo, dễ tạo điều kiện để viêm nhiễm xảy ra.

Để làm sạch nhẹ nhàng vùng kín mà vẫn có thể duy trì được độ pH cân bằng cho vùng nhạy cảm, bạn có thể sử dụng một số loại dung dịch vệ sinh sau:

Nhiễm nấm candida hầu như đều không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu sau khi đã áp dụng thử nhiều cách nhưng tình trạng nấm vẫn không thuyên giảm, thậm chí có dấu hiệu trầm trọng hơn, thì bạn nên đến gặp bác sĩ phụ khoa để được chẩn đoán chính xác và có liệu trình điều trị chuyên nghiệp để tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Nguồn tham khảo: Vaginal Candidiasis

Exit mobile version