Site icon Medplus.vn

Khi trẻ mắc lỗi: 9 cách truyền tải thông điệp của cha mẹ

Biết cách ứng phó khi trẻ mắc lỗi hoặc gặp thất bại là một kỹ năng quan trọng mà cha mẹ cần học. Tùy thuộc vào tình huống và hoàn cảnh, một số cha mẹ phản ứng khi trẻ mắc lỗi bằng cách an ủi con họ. Những người khác có thể tập trung vào những gì đứa trẻ đã làm sai hoặc lo lắng rằng con họ làm không tốt. Và trong một số trường hợp, cha mẹ có thể trở nên tức giận với con mình hoặc tức giận với bất kỳ ai mà họ có thể đổ lỗi cho sự thất bại của trẻ.

Dưới đây, Medplus sẽ đưa ra 9 cách để bạn có thể phản ứng đúng với những khi trẻ mắc lỗi, thay vì những cách cực đoan phía trên. 

9 cách gửi trẻ thông điệp khi trẻ mắc lỗi (Hình ảnh minh họa)

1. Phản ứng của bạn khi trẻ mắc lỗi ảnh hưởng như thế nào?

Bạn có thể không nhận ra, nhưng phản ứng của bạn khi trẻ mắc lỗi có thể ảnh hưởng lâu dài đến cách chúng vượt qua thất bại và bước tiếp. Phản ứng cũng có thể ảnh hưởng đến việc những đứa trẻ kiên cường và tự tin trở nên như thế nào, cũng như cách chúng xử lý những sai lầm và thất bại trong suốt phần đời còn lại của chúng.

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học Tâm lý, phản ứng của cha mẹ khi trẻ mắc lỗi thậm chí có thể xác định quan điểm của trẻ về trí thông minh của chính chúng.

Các nhà nghiên cứu đã hỏi 73 cặp cha mẹ – con cái một loạt câu hỏi liên quan đến việc mắc lỗi và trí thông minh ở các em học sinh lớp 4 và lớp 5. Mặc dù các phát hiện cho thấy không có mối liên hệ nào giữa niềm tin của cha mẹ và suy nghĩ của con cái họ về trí thông minh, nhưng có mối liên hệ giữa thái độ của cha mẹ đối với trí thông minh và niềm tin của trẻ.

Các nhà nghiên cứu tin rằng nó liên quan đến thông điệp mà phản ứng của cha mẹ gửi đến những đứa trẻ khi trẻ mắc lỗi. Ví dụ, những bậc cha mẹ tỏ ra lo lắng về điểm kiểm tra thấp có thể đang truyền tải thông điệp đến con họ rằng chúng sẽ không tiến bộ vì trí thông minh là cố định.

Nhưng những bậc cha mẹ tập trung vào những gì một đứa trẻ có thể học được từ điểm kiểm tra kém có thể cho con họ thông điệp rằng trí thông minh là không cố định và chúng có thể cải thiện điểm số của mình thông qua việc học tập.

2. Làm thế nào để truyền tải đúng thông điệp cho trẻ?

Có một số cách để đảm bảo rằng con bạn nhận được thông điệp rằng thất bại không phải là dấu hiệu của trí thông minh hoặc khả năng của chúng. Dưới đây là một số cách quan trọng để phản ứng trong lần tiếp theo khi trẻ mắc lỗi.

2.1. Quan sát phản ứng của con bạn

Lấy dấu hiệu từ phản ứng của con bạn trước sự mất mát hoặc sai lầm. Trẻ hạnh phúc vì đã cố gắng hết sức mình? Trẻ có giận mình vì đã thất bại không? Nếu chúng tức giận hoặc khó chịu với bản thân hoặc vì những lỗi lầm hay mất mát, hãy cố gắng giúp trẻ chuyển cảm giác đó thành mong muốn cố gắng hết sức vào lần sau.

Quan sát phản ứng sau khi trẻ mắc lỗi (Hình ảnh minh họa)

2.2. Tập trung vào tương lai

Thay vì nói về sự mất mát khi trẻ mắc lỗi, hãy tập trung vào cách làm tốt hơn vào lần sau. Nhắc nhở con bạn rằng bất cứ điều gì sai lầm có thể là một bước đệm rất hữu ích và mang tính giáo dục để tìm ra những việc cần làm hoặc không nên làm trong tương lai.

2.3. Đặt bạn vào vị trí là một người quan sát

Quan sát cách bạn phản ứng với chúng khi trẻ mắc lỗi. Bạn có nghĩ rằng cách bạn phản ứng là đang ủng hộ và đưa ra lời khuyên hữu ích không? Bạn có nghĩ rằng bạn đang nói một cách ấm áp và thoải mái không? Hay những lời bạn nói, phản ứng của bạn nghe có vẻ gay gắt, chỉ trích, hay tiêu cực? Hình dung bản thân là trẻ khi mắc lỗi và nghe những lời đó thì có động lực thay vì nản lòng hay không?

2.4. Nhấn mạnh vào quá trình hơn là kết quả

Nói về những điều thú vị, những điều mà trẻ đã làm và không thích, những điều trẻ nghĩ có thể làm tốt hơn vào lần sau. Giúp chúng chuyển nguồn năng lượng của mình vào việc lập chiến lược cho tương lai và tập trung vào niềm vui và sự hài lòng của việc học, hơn là chiến thắng.

2.5. Đừng cho con bạn sự thương hại

Bạn cố gắng an ủi con mình khi trẻ mắc lỗi, hãy cẩn thận đừng để chúng cảm thấy bản thân đang được thương hại, điều này có thể gửi một thông điệp có hại — rằng chúng không có khả năng thực hiện. Thay vì nói,”Con đã cố hết sức rồi”, hãy thừa nhận những gì đã diễn ra kém hiệu quả và tập trung vào việc tìm ra giải pháp.

2.6. Nói cho trẻ những kinh nghiệm bạn đã từng trải

Hãy chắc chắn nói với con bạn rằng kết quả này không xác định chúng là ai và có rất nhiều thứ mà chúng giỏi. Nói chuyện với trẻ về những lần bạn đã thất bại ở một điều gì đó trước đây và những gì bạn đã làm để thay đổi kết quả trong lần tiếp theo. Đảm bảo với trẻ rằng sai lầm là điều mà tất cả con người đều mắc phải. Thực tế là không phải lúc nào chúng ta cũng làm đúng là một trong những điều cơ bản tạo nên tất cả chúng ta.

2.7 Làm điều gì đó vui vẻ cùng nhau

Nâng cao lòng tự trọng của con bạn và thúc đẩy sự tự tin của chúng bằng cách làm điều gì đó mà chúng yêu thích và giỏi. Tạm dừng vấn đề đang xảy ra có thể giúp trẻ tập trung vào các chiến lược và ý tưởng mới về cách giải quyết vấn đề tốt hơn vào lần sau.

2.8. Tránh cố gắng sửa chữa lỗi lầm của trẻ

Tự nhảy bổ vào vấn đề khi trẻ mắc lỗi và sửa chữa không có nghĩa là bạn đang giúp trẻ mà là một hành động vô nghĩa trong việc dạy con. Giúp đỡ có nghĩa là chỉ cho chúng cách tìm cách tự tìm ra những việc cần làm. Việc của bạn sau đó chỉ là quan sát quá trình trẻ thay đổi và giải quyết vấn đề, đôi khi có thể tư vấn cho trẻ bước tiếp theo, chứ không phải hoàn thành việc giúp trẻ.

2.9. Để cho trẻ biết bạn luôn yêu thương chúng vô điều kiện

Cuối cùng, hãy trấn an con bạn rằng bạn luôn ủng hộ chúng và bạn sẽ ở đó để chúng nói về cảm xúc và suy nghĩ của chúng về bất kỳ sai lầm nào mà chúng mắc phải. Hãy chắc chắn rằng trẻ biết rằng tình yêu của bạn là điều mà chúng luôn có thể tin tưởng, bất kể lỗi lầm là gì và trẻ có thể đến và tâm sự cùng bạn.

Để trẻ biết bạn luôn yêu thương trẻ dù trẻ có lỗi (Hình ảnh minh họa)

3. Những gì có thể học được sau khi trẻ mắc lỗi

Là cha mẹ, rất khó để xem con cái thất bại hoặc mắc sai lầm, nhưng học cách lùi lại và cho phép chúng vượt qua các vấn đề là một phần quan trọng để trở thành một người cha mẹ tốt. Dù khó đến mức nào, nhưng trẻ em có thể học được rất nhiều điều khi trẻ mắc lỗi.

Trên thực tế, cho phép trẻ em tự do mắc lỗi giúp xây dựng khả năng phục hồi và là một kinh nghiệm sống cần thiết trên con đường nuôi dạy những đứa trẻ tự tin và có năng lực. Khi trẻ có cơ hội đấu tranh với các tình huống khác nhau và đôi khi thất bại trong quá trình này, bạn cho phép chúng phát triển và trau dồi các kỹ năng xã hội và cảm xúc quan trọng.

Nhưng khi những đứa trẻ không có cơ hội để thất bại hoặc gặp khó khăn, chúng thường có lòng tự trọng thấp hơn và kỹ năng giải quyết vấn đề kém hơn. Trẻ cũng có xu hướng sợ thất bại hơn và ít sẵn sàng chấp nhận rủi ro hoặc thử những điều mới.

Ngược lại, khi trẻ em đã đấu tranh và vượt qua nghịch cảnh, chúng biết rằng mặc dù thất bại không phải là một trải nghiệm thú vị, nhưng đó cũng không phải là ngày tận thế. Họ biết cách tự nhận sai và thử lại cho đến khi việc đó trở nên đúng.

Theo các nhà nghiên cứu, cha mẹ có nghĩa vụ dạy trẻ về tầm quan trọng của thất bại, bao gồm cách phản ứng với nó và cách học hỏi từ nó. Việc mắc sai lầm và thất bại cho phép trẻ phát triển sự kiên trì và tự chủ mà chúng cần để tương tác hiệu quả với thế giới xung quanh.

Nguồn tham khảo: When Your Child Makes a Mistake

Bài viết có liên quan:

Exit mobile version