Site icon Medplus.vn

CÁCH XỬ LÝ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT NHANH CHÓNG NHẤT

cach xu ly ha duong huyet nhanh chong - Medplus

Hạ đường huyết là một tình trạng đặc trưng bởi mức thấp bất thường của lượng đường trong máu (glucose). Tụt đường huyết thường liên quan đến việc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh khác có thể gây hạ đường huyết ở cả những người không bị tiểu đường. Vậy nguyên nhân là gì? Cách điều trị ra sao? Cùng Songkhoe.medplus.vn tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Hạ đường huyết là gì?

Hạ đường huyết là một tình trạng đặc trưng bởi lượng đường trong máu (glucose) thấp bất thường, nguồn năng lượng chính của cơ thể. Tụt đường huyết thường liên quan với bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một loạt các vấn đề có thể gây ra lượng đường trong máu thấp ở những người không bị tiểu đường. Giống như sốt, hạ đường huyết chính nó không phải là một bệnh, đó là một chỉ báo của một vấn đề sức khỏe.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạ đường huyết

Hạ đường huyết do tiểu đường xảy ra khi lượng hormone insulin và glucagon điều tiết trong máu bị mất cân bằng. Tác nhân gây ra sự mất cân bằng hormone có thể là:

Các dấu hiệu của hạ đường huyết như thế nào?

Nếu lượng đường trong máu trở nên quá thấp, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

Khi hạ đường huyết trở nên tồi tệ hơn, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

Nguy cơ dễ bị hạ đường huyết

Nguy cơ khiến bạn dễ bị tụt đường huyết bao gồm:

Chẩn đoán tụt đường huyết như thế nào

Tụt đường huyết có triệu chứng khá rõ và đặc trưng, do đó bệnh rất dễ chẩn đoán. Nếu phải nhập viện, bạn sẽ được bác sĩ cho làm các xét nghiệm đường huyết và các xét nghiệm máu khác để chẩn đoán cụ thể tình trạng của bạn.

Phương pháp điều trị tình trạng hạ đường huyết

Điều trị tụt đường huyết có hai phương pháp cơ bản:

Ngay lập tức

Việc điều trị phụ thuộc vào các triệu chứng ban đầu. Triệu chứng ban đầu thường có thể được điều trị bằng cách bổ sung đường. Chẳng hạn như ăn kẹo, uống nước ép trái cây hoặc dùng thuốc đường để nâng mức đường trong máu. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng hơn, làm suy yếu khả năng dùng đường bằng miệng, có thể cần glucose đường tĩnh mạch hoặc tiêm glucagon.

Điều trị tình trạng cơ bản

Thay đổi thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng nếu thuốc là nguyên nhân gây ra tình trạng tụt huyết áp. Ngoài ra điều trị khối u trong tuyến bằng phẫu thuật cắt bỏ cũng được áp dụng. Khối u tụy phì đại các tế bào tuyến tụy làm tăng insulin, thường điều trị bằng cách loại bỏ một phần tuyến tụy.

Bạn cần làm gì khi bị hạ đường huyết

Nếu nhận thấy các dấu hiệu hạ đường huyết nên bổ sung ngay lập tức những thứ sau đây:

Đây là những thứ có kết quả hồi phục nhanh chóng. Sau đó, nên ăn thêm carbohydrate giải phóng chậm, chẳng hạn như ngũ cốc, bánh mì, gạo hoặc trái cây để được cung cấp lượng đường cho cơ thể.

Một số cách phòng ngừa hạ đường huyết hiệu quả mà bạn nên biết

Dân gian có câu” Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vậy nên bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu bạn:

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Bạn nên đến cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ nếu:

Các bài viết có liên quan bạn nên tham khảo:

Nguồn: Mayoclinic.org, Healthline.com, Youmed.vn

Exit mobile version