Site icon Medplus.vn

Cải Canh – Loại rau phổ biến với nhiều công dụng quý đối với sức khoẻ

10 cai canh1 - Medplus

Cải Canh luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Cải canh, Cải bẹ xanh, Phiắc cát (Tày)

Tên khoa học: Brassica juncea Czern.

Họ: Brassicaceae (Cải)

1. Đặc điểm dược liệu

Rau cải canh là một giống thực vật thuộc họ cải. Cây thân thảo, sống hàng năm, thân có kích thước to nhỏ khác nhau tùy theo giai đoạn tăng trưởng của cây.

Lá cải canh phát triển trên rễ hình trái xoăn. Khi còn non, lá cải màu xanh nõn lá chuối và càng già thì màu xanh càng đậm hơn do trải qua quá trình quang hợp. Cuống lá dầy, mọng nước, lõm ở giữa tạo thành một đường rãnh. Hai bên mép lá hình răng cưa không đều. Cả thân và lá đều có vị cay, hơi đắng nên mới được dân gian gọi là cải cay. Khi trưởng thành, cải canh cho ra những chùm hoa màu vàng nhạt và có quả chứa hạt hình cầu.

 

2. Phân bố, thu hái và chế biến

Thành phần dinh dưỡng dược liệu

Lá và hạt của cây rau cải canh là những bộ phận được sử dụng phổ biến. Phần lá được dùng làm rau ăn hàng ngày. Trong khi đó, hạt chủ yếu được dùng làm thuốc chữa bệnh hoặc ép lấy dầu làm mù tạt.

Thành phần hóa học của cải canh bao gồm:

Với nhiều lợi ích cho sức khỏe, cải canh được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao và thường xuyên có mặt trong các bữa ăn của nhiều gia đình Việt.

Các cách dùng tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Chữa viêm họng

2. Chữa viêm khí quản

3. Chữa hen suyễn, ho khan, ho có đờm nhiều kéo vướng phổi, đau tức ở ngực

Theo kinh nghiệm dân gian, ông bà ta thường lấy hạt cải canh để làm thuốc chữa ho, trừ đờm tại nhà.

4. Chữa mụn nhọt

Hạt cải canh có tác dụng kháng khuẩn, chống sưng viêm, tiêu mụn nhọt. Dùng kết hợp với củ hành ta sẽ cho hiệu quả tốt hơn.

5. Cải canh trị sổ mũi, buồn nôn, ăn không tiêu, đau đầu, đau nhức xương khớp do phong thấp hoặc do bệnh gút

6. Mạnh gân xương, thông huyết, tiêu đàm

Món canh cải nấu cua đồng được nhiều người ưa thích nhưng ít ai ngờ rằng bên cạnh việc cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, món ăn này còn có tác động bồi bổ gân xương, chống ứ trệ huyết, hóa đàm.

7. Cải canh chữa thận yếu, tâm phế mạn ở người già, đau bụng kinh, rong kinh, huyết hư ở phụ nữ

Kết hợp cải canh xào hoặc nấu chung với cật heo ăn mỗi tuần 2 lần. Món ăn này có tác dụng ích tạng, bổ khí, chữa thận yếu, huyết hư, rong kinh, đau bụng kinh ở nữ giới. Ngoài ra, người già bị tâm phế mạn cũng có thể ăn món này để cải thiện các triệu chứng bệnh.

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Từ rau cải canh, bạn có thể chế biến ra rất nhiều món ăn như rau luộc, nấu canh, làm dưa muối chua. Đối với các món nấu hoặc luộc, bạn không nên đun quá lâu hoặc mở vung trong khi nấu sẽ khiến lượng vitamin C trong rau bị tiêu hủy hết.

Trường hợp dùng rau cải canh muối chua thì cần đợi cho dưa đã chín hẳn và chuyển sang màu vàng mới được ăn. Không nên ăn khi đói bụng, ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên sẽ tích lũy nhiều natri trong cơ thể, từ đó gây nguy cơ bị cao huyết áp, sỏi thận.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

Exit mobile version