Site icon Medplus.vn

Cải ngồng xào nấm, sò điệp cho bữa cơm nhà bạn thêm trọn vị

Bữa cơm gia đình Việt sẽ không thể trọn vị nếu không đủ 3 món canh, mặn, xào. Vì thế, hôm nay Medplus xin giới thiệu đến nhà bạn một món xào đầy đủ chất dinh dưỡng. Đó là món cải ngồng xào sò điệp, vừa mới nghe tên đã thây hấp dẫn rồi phải không nào. Chỉ với khoảng 30 phút chúng ta đã có ngay món ăn vừa ngon vừa đủ chất. Vậy hãy cùng Medplus vào bếp thực hiện cho gia đình bạn thưởng thức nào.

Bí quyết cho món cải ngồng xào sò điệp thêm xanh mướt, ngon miệng

Cách chọn nguyên liệu để cải ngồng xào sò điệp thêm trọn vị

Sò điệp

Khi sò còn sống, vỏ của sò sẽ đóng mở một cách tự nhiên. Nhưng khi bạn chạm vào sò sẽ tự động khép vỏ lại.

Nên lựa chọn sò có kích cỡ vừa. Không quá to, cũng không quá nhỏ. Sò điệp ngon nhất là chọn con vừa ăn. Vì như vậy khi nấu sò sẽ không quá dai do con lớn, hay bị teo lại do con quá nhỏ.

Những con sò ngậm miệng, ngửi có mùi hôi thì chúng ta không mua vì đây là sò đã chết.

Nấm đông cô

Bạn không nên chọn những cây nấm hương ẩm ướt hoặc có mùi lạ.

Nên chọn loại nấm hương mà phần đỉnh nấm có màu trắng hoặc màu vàng. Đó là loại nấm hương an toàn và không qua xử lý hóa chất.

Muốn chọn nấm đông cô ngon thì nên chọn loại cánh vừa phải, cúp chặt, màu hơi vàng nâu. Không chọn loại màu nâu đậm, vì có thể là nấm độc.

Nấm tươi không những nhiều chất dinh dưỡng hơn nấm khô mà còn có độ tươi giòn, ngọt thanh.

Nấm tươi phải chọn loại có màu sắc tươi mới, mùi thơm hấp dẫn. Tránh chọn nấm bị dập nát, có mùi ôi. Vết cắt rỉ ra chất trắng sữa là dấu hiệu của nấm độc, tuyệt đối không được mua.

Cải ngồng

Mùa của cải xanh là từ tháng 9 đến tháng 4. Lúc này, cải sẽ rất non, lá xanh, mỏng, cọng to, không sần sùi hay nhiều sâu, vằn vện.

Chọn những cây cải không héo úa, không bị sâu ăn, dập nát

Nên đi chợ, siêu thị vào lúc sớm để chọn được những cây cải ngồng tươi ngon nhé.

Lưu ý khi chế biến món cải ngồng xào nấm, sò điệp

Nhặt cải ngồng cũng phải đúng cách. Nhiều người không biết nhặt cải ngồng, mua về lại chỉ lấy lá và ngọn, còn thân thì bỏ đi hết. Cải ngồng đặc biệt như thế, bao nhiêu cái ngon cái ngọt nằm trong phần mà người ta vội bỏ đi ấy.

Dùng tay tước nhẹ lớp vỏ bên ngoài thân cải, để lộ phần thân trong veo, mọng nước, sau đó bẻ khúc, lấy cả hoa và lá non.

Cách bảo quản cải ngồng xào sò điệp

Cải ngồng

Nên rửa cải ngồng sau khi mua về để rửa trôi hóa chất, bụi bẩn bám trên cây cải. Sau đây để cải ngồng khô ráo nước. Có thể dùng giấy ăn để thấm bớt nước trên cải ngồng. Hạn chế tình trạng úng rau do hàm lượng nước bám trên rau còn nhiều.

Tiếp theo, bạn cũng dùng 1 miếng giấy ăn khác và gói phần rau lại. Nếu rau nhiều quá thì có thể chia ra làm 2, 3 gói nhé. Giấy ăn gói xung quanh rau sẽ giúp rau giữ độ ẩm tốt hơn nên cũng giảm thiểu tình trạng khô héo.

Bây giờ thì bạn cho các gói rau bọc giấy ăn vào túi nhựa kéo hoặc túi nilong kín. Sau đấy cho vào ngắn mát bảo quản.

Với cách này ta sẽ bảo quản được rau tối đa 4 ngày

Nấm đông cô

Với nấm khô, bạn nên để nơi thoáng mát, không cần cho vào túi buộc kín. Đến lúc dùng bạn đem nấm ngâm trong nước ấm khoảng 10 phút rồi cắt bỏ chân.

Với nấm tươi, bạn nên sử dụng trong vòng 12 giờ sau khi hái. Nếu muốn bảo quản lâu hơn, trước hết phải nhặt sạch rác, cắt bỏ phần gốc dính đất, rơm rạ. Tiếp đến, bạn chần nấm trong nước sôi khoảng 1 phút, đem rửa bằng nước lạnh.

Cho nấm vào hộp, đổ nước ngập rồi đậy lại, cho vào ngăn mát tủ lạnh. Làm như vậy có thể giữ nấm trong khoảng 3- 4 ngày.

Những lưu ý khi ăn

Công dụng món cải ngồng xào nấm, sò điệp

Cải ngồng

Trong cải Ngồng rất giàu khoáng chất các vitamin A, B, C, chất beta caroten chống oxy hóa. Bên trong cây cải chứa nhiều vitamin như vitamin B1, B2, Betacaroten…Các hoạt chất này vừa tốt cho cơ thể vừa làm đẹp da, giúp nâng cao sức đề kháng chống chọi lại sự thay đổi của thời tiết.

Bổ sung dưỡng chất cho da

Tăng cường thị lực

Tốt cho tim mạch

Tăng cường hệ tiêu hóa

Nấm đông cô

Đây là thức ăn lý tưởng cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng. Đồng thời, nó còn chứa nhiều đạm, vitamin C, B, tiền Vitamin D, can-xi, nhôm, sắt, ma-giê…

Nấm có tác dụng điều hoà khí huyết, tăng cường hệ miễn dịch, trợ giúp tiêu hoá.

Tuy nhiên, mỗi ngày không nên ăn quá 50gram nấm hương.

Ai không nên ăn cải ngồng xào nấm, sò điệp

Người bị đau dạ dày

Khi ăn sẽ sinh thêm khí càng làm cho bạn đau bụng và đầy hơi nhiều hơn. Đặc biệt khi bạn ăn sống. Vì vậy tốt nhất bạn nên làm chín cải trước khi ăn.

Người bị thận

Bệnh nhân suy thận, hư thận, thận yếu không nên ăn cải Ngồng

Bà bầu có hội chứng trào ngược

Những ai đang dùng thuốc giảm đau

Không nên ăn cải Ngồng vì trong thành phần của nó có chứa indol làm giảm tác dụng của vài loại thuốc giảm đau có chứa acetaminophen.

Cải ngồng xào sò điệp vừa là món giàu dinh dưỡng vừa nhanh chóng chế biến. Cải ngồng giòn ngọt hòa cùng vị thanh mát từ nấm, mùi đặc trưng của sò điệp. Medplus hy vọng sẽ góp thêm một phần nho nhỏ cho bữa ăn gia đình bạn thêm ngon miệng. Đừng quên ghé Medplus để bổ sung kiến thức sức khỏe cho gia đình bạn nhé.

Bạn có thể tham khảo một số món ăn khác tại đây:

Nguồn: Tổng hợp 

Cải ngồng xào sò điệp

Serves: 4
Cook time: 10 minutes
Level: 1

Ingredients

  • Cải ngồng 200 gr
  • Cồi sò điệp 180 gr
  • Nấm đông cô 80 gr
  • Hành tím 10 gr
  • Tỏi 10 gr
  • Gừng 15 gr
  • Dầu hào tỏi ớt CHIN-SU 3 muỗng canh
  • Muối 1 muỗng cà phê
  • Tiêu 1/3 muỗng cà phê
  • Dầu ăn 2 muỗng canh
  • Rượu trắng 20 ml

Instructions

Bước 1:

Cồi sò điệp đem rửa với 10gr gừng thái sợi (hoặc băm nhuyễn) cùng 20ml rượu trắng khoảng 5 phút để khử mùi sau đó đem rửa lại với nước sạch. Ướp cồi sò điệp với 2 muỗng canh dầu hào tỏi ớt Chinsu, 1/3 muỗng cà phê muối và 1/3 muỗng cà phê tiêu xay 15 phút cho thấm gia vị.

Bước 2:

Cải ngồng nhặt bỏ cọng già và lá héo, rửa sạch dưới vòi nước. Cắt cải ra thành những khúc ngắn khoảng 7cm. Nấm đông cô cắt bỏ chân, tỉa hoa cho đẹp mắt. Đun một nồi nước sôi, cho vào 1/2 muỗng cà phê muối và 5gr gừng thái sợi, cho nấm đông cô vào trụng sơ 10 giây để khử mùi.

Bước 3:

Bắc chảo nóng, thêm vào 2 muỗng canh dầu ăn, cho 10gr hành tím băm và 10gr tỏi băm vào phi thơm. Sau đó thêm cồi sò điệp đã ướp vào xào sơ 2 phút cho cồi sò săn lại thì trút ra dĩa để riêng.

Bước 4:

Trên cùng chiếc chảo lúc nãy, cho cải ngồng và nấm đông cô vào đảo sơ, nêm thêm 1 muỗng canh dầu hào tỏi ớt Chinsu rồi xào nhanh tay ở lửa lớn cho rau vừa chín. Cuối cùng cho cồi sò điệp vào, xóc đều lần nữa là hoàn tất.

Bước 5:

Dọn món xào ra dĩa, rắc thêm tí ớt sừng và tí tiêu cho thơm rồi thưởng thức thôi nào. Cồi sò điệp mềm ẩm thấm gia vị, các loại rau xào vẫn còn độ giòn và xanh mướt, áo lấy một lớp sốt dầu hào thơm ngon vừa miệng. Món này ăn nóng cùng cơm trắng là ngon hết xảy luôn nha.

Exit mobile version