Site icon Medplus.vn

Bệnh tiểu đường- Cẩm nang những kiến thức cần biết

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không

Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường ở nước ta đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt thường ngày và có thể ảnh hưởng đến tính mạng của con người. Vậy tiểu đường là bệnh gì, có đáng sợ không? Bài viết dưới đây Songkhoe.medplus.vn sẽ chia sẻ đến bạn tất cả những thông tin liên quan về bệnh.

Bệnh tiểu đường là gì ?

Tiểu đường hay còn được gọi là đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa Carbohydrate. Bệnh chủ yếu do tuyến tụy sản xuất thiếu hoặc bị giảm Hoocmon Insulin. Dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường (4,4 – 6,4mmol/l). Và gây ảnh hưởng đến có chức năng nhiệm vụ khác của cơ thể.

Người mắc bệnh tiểu đường

Phân loại bệnh tiểu đường và nguyên nhân dẫn đến bị tiểu đường

Tiểu đường tuýp 1 

Định nghĩa: Là chứng rối loạn tự miễn bất thường,. Trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công các tế bào tuyến tụy thay vì các yếu tố bên ngoài. Bệnh này đa phần xảy ra ở trẻ em và trẻ vị thành niên (dưới 20 tuổi). Ở thể bệnh này, các triệu chứng sẽ xuất hiện rất sớm, vì vậy có thể nhận biết được bệnh và tìm cách điều trị phù hợp. 

Nguyên nhân : Chưa xác định rõ nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 1. Tuy nhiên các bác sĩ cho rằng, nguyên nhân chủ yếu do di truyền và yếu tố môi trường tác động. Bạn sẽ mắc bệnh tiểu đường nếu như:

Tiểu đường tuýp 2

Định nghĩa: Là loại tiểu đường phổ biến nhất, thường gặp ở những người trên 40 tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa. Số ca bệnh ở thể này chiếm khoảng 90 – 95 % tổng số bệnh nhân bị đái tháo đường. Bệnh không biểu hiện triệu chứng cơ năng nên khó phát hiện.

Nguyên nhân: Yếu tố di truyền và tác động môi trường cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh đái tháo đường 2. Thừa cân cũng là một tác nhân gây ra bệnh đái tháo đường 2 (tuy nhiên không phải ai mắc bệnh tiểu đường 2 cũng thừa cân).

Tiểu đường thai kỳ 

Định nghĩa: Đây là tình trạng bất thường trong quá trình trao đổi carbohydrate. Tiểu đường thai kỳ sẽ hết ngay sau khi sinh con. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các tác động xấu, ảnh hưởng đến mẹ và trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân: Ở phụ nữ mang thai, nhau thai tạo ra các kích tố để giúp duy trì thai kỳ. Những kích tố này làm cho các tế bào có khả năng kháng insulin tốt hơn. Khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này, thì lượng đường tích tụ trong máu tăng lên. Ngoài ra, hội chứng di truyền, phẫu thuật, thuốc, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng hoặc khi mắc các bệnh khác cũng là nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

Đái tháo nhạt

Là một trường hợp bệnh tiểu đường gây ra do thận mất khả năng trữ nước. Tình trạng này rất hiếm gặp và có thể điều trị.

Triệu chứng của người mắc bệnh tiểu đường

Ngoài ra, người bệnh còn có những biểu hiện khác như: khô miệng, buồn nôn, thị lực giảm, chậm lành vết loét, nhiễm trùng âm đạo, ngứa da vùng bẹn,…

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không và các biến chứng có thể xảy ra khi mắc bệnh này

Người mắc bệnh tiểu đường càng lâu thì càng khó kiểm soát lượng đường có trong máu. Lúc này nguy cơ xảy ra các biến chứng tăng lên, có thể đe dọa đến tính mạng.

Một số biến chứng có thể xảy ra đối với người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 và 2:

Biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ:

Bệnh tiểu đường có cần kiêng gì?

Khi bị bệnh tiểu đường, bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm:

Điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường như thế nào 

Bệnh tiểu đường có thể không được ngăn ngừa trong mọi trường hợp. Bạn cần đến bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời khi mắc bệnh tiểu đường để tránh các biến chứng nguy hiểm sau này. 

Xem thêm : Top 5+ thuốc điều trị tiểu đường

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ 

Bệnh tiểu đường có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ mình mắc phải chứng bệnh này thì nên tìm đến bác sĩ để thăm khám và có biện pháp chữa trị kịp thời.

Danh sách phòng khám uy tín: Top 10 phòng khám tiểu đường TP.HCM uy tín và tốt nhất

Các nguồn thông tin tham khảo: Hello Bacsi, Vinmec

Exit mobile version