Theo tài liệu cổ: Cam toại có Vị đắng, tính lạnh, có độc. Cây có tác dụng thông lợi đại tiểu tiện, bài tiết thủy thấp, trục ẩm, đồng thời có tác dụng giải độc tán kết. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !
Thông tin cơ bản
1. Thông tin khoa học:
- Tên Tiếng Việt: Cam toại, Cam cao, Lăng trạch, Trùng trạch
- Tên Hán: 甘遂
- Tên khoa học: Euphorbia sieboldiana C.Morren & Decne.
- Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae)
2. Mô tả cây
- Dược liệu:
- Rễ khô Cam toại hình thoi dạng chuỗi liền, xoắn không đều, dài khoảng 3,2-6cm, hai đầu nhỏ hơn, chính giữa phình lớn, vỏ ngoài màu vàng trắng hoặc màu trắng bẩn, nhiều nhất là nơi lõm vào, chỉ nhân ngang ít hơn, chất nhẹ giòn, chính giữa mặt cắt ngang có chất xơ dính liền, mặt cắt chất bột màu trắng gần tâm có tổ chức một vòng dạng xơ thể hiện màu vàng trắng. Loại to, ít xơ, nhiều bột trắng ngà, không có mọt là tốt.
3. Phân bố, thu hái và chế biến
Phân bố
- Cây ít thấy ở Việt Nam, còn phải nhập từ Trung Quốc.
Thu hoạch
- Thu hoạch rễ vào tháng 2, tháng 8, phơi trong râm cho khô.
Bộ phận dùng
- Rễ cây
Chế biến
- Phơi hay sấy khô.
- Lấy rễ giã nát nhỏ dùng nước Cam thảo ngâm 3 ngày, khi ấy nước thành đen như mực, xong vớt ra ngâm vào nước chảy. Rửa đãi 3-7 lần cho đến khi nước trong thì thôi. Sao giòn dùng (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Luận).
Công dụng và tác dụng chính
A. Thành phần hoá học
- Diterpene: ENT-atisane-3beta,16alpha,17-triol, ingenol, helioscopinolide A, 3beta-O-acetyl-ENT-atisane-16alpha,17-diol, ingenol-20-palmitate, ent‐atis‐16‐ene‐13 α‐hydroxy‐3,14‐dione.
B. Tác dụng dược lý
- Chưa có tài liệu nghiên cứu
C. Công dụng, tính vị và liều dùng
Tính vị
- Vị đắng, tính lạnh, có độc.
Qui Kinh
- kinh Phế, Tỳ, Thận.
Công năng
- Thông lợi đại tiểu tiện, bài tiết thủy thấp, trục ẩm, đồng thời có tác dụng giải độc tán kết.
Công Dụng
- Cam toại chuyên chữa các chứng bụng to kết thành hòn cục, đầy bụng ăn uống không tiêu, mặt mắt phù thũng. ( Bản Kinh )
- Vị thuốc này có các công dụng chính là thông tiểu, lợi tiểu, “làm tan khí nhiệt liễm vào bàng quang và tiêu phù thũng ( Biệt lục )
- Vị thuốc này có các công dụng chính là thông tiểu, lợi tiểu, “làm tan khí nhiệt liễm vào bàng quang và tiêu phù thũng ( Bản thảo cương mục )
Lưu Ý
- Phụ nữ mang thai, những người cơ thể suy nhược hay khí hư mà không mắc chứng thực tà thì cũng không được dùng
- Trong kết hợp, tránh dùng chung với cam thảo Bắc hoặc viễn chí
- Vị thuốc này có độc và có hoạt tính mạnh, vì vậy, cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.
Liều dùng
- Dùng từ 1,5-3g. Tán bột mỗi lần uống 1-2g. Thuốc hơi khó sắc, chỉ nên tán bột uống. Dùng ngoài tùy ý.
Bài thuốc sử dụng
1. Chữa đại tiểu tiện không thông:
Dùng bột Cam toại, bột miến sống trộn dẻo đều đắp vào giữa rốn rồi đơn điền rồi cứu 3 tráng, bên trong uống ‘Cam Thảo Thang’, khi nào thông thì thôi, lại dùng Cam toại 1 lượng trộn mật, chia làm 4 lần, ngày uống 1 lần thì thông (Thánh Huệ Phương).
2. Chữa phù thũng, thở gấp:
Dùng Cam toại, Đại kích mỗi thứ 1 lượng, sao lửa cho kỹ tán bột, lần uống nửa muỗng cà phê sắc với nửa chén nước sôi uống (Thánh Tế Tổng Lục).
3. Chữa bí đái tức tối khó chịu:
Bột Cam toại 4g uống với ‘Trư Linh Thang’ thì thông (Bút Phong Tạp Hứng Phương).
4. Chữa đàn bà huyết kết ở bụng nước căng đầy tiểu khó nhưng không khát nước là do thủy và huyết cùng kết lại ở huyết thất:
Dùng Đại hoàng 3 lượng, Cam toại, A giao mỗi thứ 1 lượng, 1 thăng rưỡi nước sắc còn nửa thăng uống thì huyết đó sẽ hạ (Trọng cảnh phương).
5. Chữa nghẹn, nấc cụt
Dùng Cam thảo trộn với miến nướng 5 chỉ, Nam mộc hương một chỉ tán bột, người mạnh lần uống 1 chỉ, người yếu uống 5 phân với rượu (Quái Bệnh Phương).
6. Chữa tức ngực phát sốt, ra mồ hôi trộm đầu nhức vùng vai lưng:
Dùng Cam toại bao với miến nấu với nước tương thật sôi bỏ iến đi rồi lấy cám nhỏ sao vàng tán bột, người lớn dùng 3 chỉ, trẻ em dùng 1 chỉ uống với mật khi ngủ. Cữ dầu béo, thịt cá (Phổ tế phương).
7. Chữa tiêu khát hay khát nước:
Dùng Cam toại (sao cám) nửa lượng, Hoàng liên 1 lượng tán bột nấu làm bánh bằng hạt đậu xanh, lần uống 2 viên với nước Bạc hà, Kỵ Cam thảo (Dương Thị Gia Tàng).
8. Trị tê mất cảm giác đau nhức,
Dùng Cam toại 2 lượng, Tỳ ma nhân tử 4 lượng, Chương nảo 1 lượng tán bột làm bánh dán vào đó, trong uống Cam thảo thang (Vạn Linh Cao – Trích Huyền Phương).
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam