Site icon Medplus.vn

Cận thị nặng – Nguồn cơn dẫn đến 4 bệnh lý nghiêm trọng dễ mắc phải

Dấu hiệu của cận thị nặng

Cận thị được phân thành 3 nhóm chính:

Trong đó, cận thị nặng được phân biệt với 2 nhóm cận thị còn lại bởi độ cận (diop).

Sau 18 tuổi, độ cận thường ổn định, cận thị nặng là bệnh lý có kèm thoái hóa bán phần sau của nhãn cầu.

4 bệnh lý dễ mắc phải khi bị cận thị nặng

1.Nhược thị

Nhược thị – tình trạng suy giảm thị lực do não bộ không thể nhận biết được hoàn toàn hình ảnh mà mắt truyền đến. Nhược thị xảy ra khi mắt phải điều tiết quá nhiều, võng mạc không kích thích để truyền tín hiệu ảnh một cách rõ nét.
Bệnh có thể điều trị nếu phát hiện sớm bằng cách tập luyện cho mắt khi trẻ đang ở độ tuổi trước 12 tuổi. Sau 12 tuổi, dù tập luyện hay phẫu thuật mắt vẫn khó có thể hồi phục lại thị lực 10/10 vì mắt đã phát triển ổn định như người trưởng thành.

2. Lác ngoài hoặc lác luân phiên

Lắc mắt là tình trạng đồng tử hai mắt không nằm ở vị trí cân đối như bình thường, một trong hai bên hoặc cả hai bên bị lệch ra khỏi trục nhãn cầu.
Những người bị cận thị nặng, sự phối hợp cơ mắt quy tụ kém dẫn đến lác ngoài hoặc lác luân phiên, gây mất thẩm mỹ và thị lực kém.
Nếu độ lác vừa phải có thể khắc phục tạm thời bằng cách đeo kính phù hợp với thị lực cần. Nếu đeo kính sai độ thì lác sẽ không điều chỉnh được.

3. Bong võng mạc dịch kính

Võng mạc là lớp màng thần kinh ở đáy mắt, giữ vai trò hấp thu ánh sáng và chuyển chúng thành tín hiệu thần kinh truyền lên não bộ phân tích.
Người bị cận thị cao có nhãn cầu lồi ra phía trước sẽ kéo cong võng mạc, khiến vùng chu biên võng mạc mỏng hơn và thoái hóa dần dần.
Nếu tình trạng này kéo dài, các tế bào thần kinh sẽ mất kết dính và gây ra biến chứng nặng hơn là bong rách võng mạc hoặc xuất huyết dịch kính.

4. Glocom góc mở

Mắt người cận thị cao hay rất cao, có trục nhãn cầu dài kéo căng các lớp sợi thần kinh thị giác khiến lớp liên kết này mỏng và yếu đi.
Trường hợp người bệnh có triệu chứng mất thị trường một phần tương ứng với nơi tổn thương trên lớp sợi thần kinh này, nhiều khả năng đã mắc Glocom góc mở. Người mắc bệnh này có tầm nhìn thu hẹp vào trung tâm, hình ảnh ở các góc và xung quanh sẽ mờ dần rồi mất hẳn.

Cách chữa mắt cận thị từ bệnh lý

Ở góc độ Y khoa, tật khúc xạ phân thành 2 loại: cận thị do di truyền và cận thị do thói quen.

1. Chữa cận thị do thói quen

Cận thị khúc xạ thường biểu hiện chủ yếu bằng thị lực giảm khi nhìn xa, còn nhìn gần vẫn bình thường, thường liên quan đến thói quen đọc sách không đủ ánh sáng, sử dụng thiết bị công nghệ trong nhiều giờ dẫn đến mắt hoạt động quá sức và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của nhãn cầu mắt.
Đeo kính cận là cách điều trị phổ biến nhất, ngoài ra có phẫu thuật lazer, mổ mắt cận vẫn là cách chữa hiệu quả khi trẻ được 18 tuổi. Đeo kính áp tròng cũng là cách giúp người bị cận nhìn rõ thế giới xung quanh mà không ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nếu siêng năng thực hiện một vài bài tập cũng giúp bệnh thuyên giảm (10 – 20 tuổi):

2. Chữa cận thị trục

Người bị cận thị trục thường có nhãn cầu quá dài, trong khi lực khúc xạ của mắt bình thường, trường hợp này thường mang tính chất di truyền trong gia đình và thường xảy ra rất sớm ngay từ khi trẻ còn nhỏ tuổi, chưa đi học (dưới 6 tuổi).

Cách khắc phục thị lực cho trẻ bị loại cận thị này chính là đeo kính cận. Khi lớn có thể chữa bằng Laser excimer, ba mẹ không nên cho trẻ đeo kính áp tròng có độ, vì đối với cấu trúc mắt có võng mạc mỏng, việc đeo kính áp tròng trong thời gian dài dễ làm võng mạc của trẻ bị tổn thương. Ngoài ra, nếu giữ vệ sinh không cẩn thận kính áp tròng, sẽ gây viêm, loét giác mạc.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số bài viết hữu ích về bệnh cận thị đối với trẻ nhỏ, như:Trẻ nhỏ bị cận thị có sao không? Những điều bố mẹ cần biết,  Phương pháp chăm sóc cho trẻ bị cận thị an toàn và hiệu quả. 

Cửa sổ tâm hồn của mỗi người muốn khỏe mạnh đòi hỏi bản thân chúng ta cần phải chăm sóc, kiểm tra định kì. Đừng để dẫn đến cận thị nặng không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn tác động lớn đến cuộc sống học tập, làm việc.

 

Exit mobile version