Site icon Medplus.vn

Canh bóng thập cẩm món ngon miền Bắc

Canh bóng thập cẩm hay còn gọi là canh bóng thả là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ mỗi dịp Tết của người Hà Nội. Thường được chế biến và sử dụng trong các mâm cơm ngày Tết. Đây cũng như là một món ăn đặc sản của Hà Nội. Món canh này đòi hỏi sự kỳ công, khéo léo và tất nhiên hương vị vô cùng đặc sắc. Hãy cùng tìm hiểu ngay cách làm món ăn này nhé!

1. Nguồn gốc của canh bóng thập cẩm

Văn hóa ẩm thực của người dân Hà thành cầu kỳ và tinh tế bởi nó hội tụ tinh hoa của đất kinh thành ngàn năm văn hiến. Giá trị văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc này vẫn còn được lưu giữ và lan tỏa trong đời sống hiện đại. Đặc biệt, trong những ngày Tết, người Hà Nội lại càng kỳ công cho mâm cỗ ngày đoàn viên.

Canh bóng thả là một món canh ngon không thể thiếu trong thực đơn ngày Tết của mọi gia đình Hà thành. Gọi là “Canh bóng thả” vì nguyên liệu chính của món ăn là bóng làm từ bì lợn (da heo) nướng lên cho nở phồng, nhìn vào trông giống như những chiếc bóng bóng, thả trên mặt bát canh.

Nguồn gốc của món canh bóng thập cẩm

Món ăn được chế biến cầu kì từ nước ninh xương heo hoặc gà kết hợp cùng giò sống và các loại rau củ tự nhiên như cà rốt, su hào, nấm, súp lơ,… Chính vì vậy, không chỉ tốt cho sức khỏe, món canh có màu sắc rực rỡ như lời nguyện ước một năm mới đầy sung túc và may mắn. Điểm nổi bật của canh bóng thả chính là vị ngọt thanh mát, hài hòa của nước dùng. Có thể được hiểu là “vị umami”.

Vị umami có thể hiểu là vị ngọt thịt, vị ngọt của nước dùng hay vị ngọt của rau củ mà chúng ta thường quen gọi. Tuy nhiên, vị ngọt này không giống với vị ngọt của đường nên để tránh nhầm lẫn, người ta thường giữ nguyên tên gọi “umami”.

2. Nguyên liệu

Nguyên liệu thực hiện món canh bóng thập cẩm

Cà rốt bạn đem gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng mỏng.

Súp lơ đem ngâm với nước muối, rồi chẻ dọc theo thân thành từng miếng nhỏ.

Đậu Hà Lan nhắt bỏ xơ, rửa sạch.

Su hào gọt vỏ, rửa sạch, cắt mỏng hoặc tỉa hoa đều được.

Xương heo bạn đem rửa sạch, chặt từng khúc rồi chần với nước sôi. Tiếp theo, vớt ra rửa sạch.

Nấm hương ngâm với nước, cắt bỏ chân, rồi rửa sạch, để ráo.

Gấc nạo lấy thịt.

Bước 2: Nấu nước dùng

Bạn cho xương heo vào nấu cùng với nước, nêm nếm gia vị. Rồi nấu cho xương heo chín nhừ để tạo độ ngọt cho nước dùng. Thường xuyên vớt bọt để nước dùng trong hơn.

Bước 3: Ướp giò sống

Bạn cho giò sống vào thau, cho một muỗng thịt gấc vào cùng với 1 muỗng hạt nêm, ít bột ngọt, tiêu rồi trộn đều lên để giò sống có màu đẹp mắt. Với bóng bì, bạn cũng cho ít thịt gấc vào rồi trộn đều để tạo màu bắt mắt.

Đập 2 quả trứng ra chén, khuấy đều rồi tráng trứng trên chảo với lửa lớn để tạo thành từng miếng trứng mỏng.

Bước 4: Cuộn bóng bì

Bạn trải miếng bóng bì ra thớt, dùng muỗng phết giò sống lên trên để tạo độ kết dính. Tiếp đến, cho một lát trứng chiên lên rồi cuộn tròn lại. Dùng hành lá đã chần với nước sôi buộc cố định bóng bì lại.

Tiếp đến, bạn cho bóng bì vào hấp cách thủy khoảng 10 phút. Sau đó, vớt ra cắt khúc. Bạn để một ít giò sống lại phết lên bề mặt của nấm hương để tạo mọc.

Công đoạn thực hiện

Bước 5: Nấu canh bóng thập cẩm

Khi nước dùng xương heo đã xong, bạn cho các loại rau củ gồm cà rốt, su hào, súp lơ, đậu Hà Lan vào nấu cùng để món ăn có màu sắc hấp dẫn. Nêm nếm canh với ½ muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê hạt nêm, ít bột ngọt, 1 muỗng cà phê nước mắm cho vừa ăn.

Sau đó, bạn cho bóng bì cuộn đã cuốn và nấm hương vào. Nấu đến khi các nguyên liệu chín thì bạn tắt bếp.

4. Kết luận

Vậy là cách nấu canh bóng thập cẩm hoàn thành rồi! Bạn cho canh ra tô và ăn kèm với cơm trắng cùng các món kho thì còn gì bằng! Chỉ với miếng da heo đơn giản mà đã tạo nên được món ăn đầy màu sắc và độc đáo rồi đấy. Những miếng bóng bì mềm dẻo, có vị béo béo của giò, trứng cùng vị thanh mát của nước dùng rau củ tạo nên hương vị thật mới lạ đúng không nào?

Mặc dù món ăn có chút công phu và tốn nhiều thời gian, nhưng thành phẩm lại rất tuyệt vời! Do đó, chần chừ gì mà không vào bếp và thực hiện ngay cách nấu canh bóng thập cẩm này. Chúc bạn thành công!

Xem thêm:

Nguồn: Cet.edu

Exit mobile version