Site icon Medplus.vn

Cao Lầu Hội An CAO LƯƠNG MỸ VỊ CỦA PHỐ CỔ

23062014 CaoLau 2 1 - Medplus

Khi du lịch Hội An, bạn sẽ bị cuốn hút bởi không gian nên thơ, bình yên của phố xá. Khi đói, bạn có thể thưởng thức các món ăn độc đáo, ấn tượng nơi đây. Trong số đó ta nhất định phải nhắc đến Cao Lầu. Nhưng nay bạn không cần phải đi xa mà vẫn có thể đắm mình trong món ăn. Medplus sẽ chỉ bạn cách nấu Cao Lầu Hội An CAO LƯƠNG MỸ VỊ CỦA PHỐ CỔ.

Cao Lầu Hội An CAO LƯƠNG MỸ VỊ CỦA PHỐ CỔ

1. Bạn có biết Cao Lầu Hội An?

Sự thật

Món ăn xứ Quảng này không đắt tiền. Những món trứ danh khác như mì Quảng, bánh quai vạc hay cơm gà đã phổ biến ở mọi nơi. Nhưng riêng Cao Lầu, bạn chỉ có thể cảm nhận được hương vị chuẩn của nó khi ăn ở phố Hội. Thế nhưng, không phải lúc nào ta cũng có dịp đến đây, nên việc học cách nấu để chữa cơn thèm cũng không sao.

Những sợi Cao Lầu vàng óng, thịt nạc đùi heo xá xíu, da heo giòn. Sợi Cao Lầu chiên, bánh tráng nướng, đậu phộng rang béo ngậy và rau thơm trà quế. Tất cả đều khiến ta mê mẩn. Kể đến món Việt phải hỏi nước dùng / nước chấm. Nước dùng của món ăn này có vị mặn ngọt, beo béo rất vừa miệng. Đây chính là nước ướp thịt xá xíu. Vậy nên nếu thịt xíu đậm đà thì nước sốt của nó cũng khiến món Cao Lầu hấp dẫn hơn. Bạn phải ăn khi nó nóng. Lúc ăn phải trộn đều, gắp một miếng đầy đủ và cảm nhận vị dai của sợi Cao Lầu trong vòng hương của thịt xá xíu và nước dùng.

Tên gọi

Thời trước các quán ăn đều có hai tầng. Và chỉ có những phú thương mới được phục vụ tận tình trên tầng cao. Và món này hay đem lên “lầu cao” cho họ thưởng thức. Từ đó nó mới có tên Cao Lầu. Không biết hư thực ra sao nhưng có vẻ hợp lý. Cũng có thể vì vậy, nhiều du khách ăn món này ở trên lầu để vừa được chiêm ngưỡng khung cảnh vừa ăn lại không khí xưa.

Nguồn gốc

Đến nay vẫn chưa có chứng cứ cụ thể nào về xuất xứ của Cao Lầu Hội An. Nếu nói cho vui, có thể món này có từ nước Nhật (vì sợi Cao Lầu khá giống mì Udon). Qua quá trình cộng cư mới người Hoa, món ăn này dần có nét giống ẩm thực của họ (ăn kèm với thịt và nước sốt xá xíu). Và sau này để có sức sống lâu bền trên đất Việt nó phải hợp khẩu vị người Việt (việc kết hợp với da heo chiên, bánh tráng nướng, đậu phộng rang và rau thơm trà quế). Dù thế nào, chúng ta cũng hãy nên trân trọng công sức của những người đã sáng tạo ra món ăn này.

Đặc trưng

Những ai chưa từng ăn Cao Lầu dễ nghĩ nó là mì Quảng. Vì cả hai món đều là món trộn, nước dùng rất ít, cách trình bày cũng hơi giống nhau. Tuy nhiên, sợi mì Quảng mềm, bóng và dài hơn. Nước dùng của mì Quảng cũng khác, nhạt và nhiều hơn Cao Lầu một ít.
Hơn nữa, về bản chất, Cao Lầu không phải là mì. Người địa phương thường gọi chúng là “sợi Cao Lầu”. Và người ta chỉ ăn Cao Lầu với thịt xá xíu.

2. Cách nấu Cao Lầu Hội An

Cao Lầu Hội An niềm tự hào ẩm thực

Thành phần

Ướp thịt
  • 2 củ hành tím vừa, thái nhỏ
  • 2 cọng sả, bỏ lớp vỏ già, đập dập, thái nhỏ
  • 2 muỗng canh nước tương
  • 1 muỗng canh nước mắm
  • 1 muỗng canh tương ớt
  • 2 muỗng cà phê muối
  • 2 muỗng cà phê đường
  • 1.5 muỗng cà phê bột ngũ vị hương
  • 0.5 kg thịt lợn mông
  • 0.5 kg da lợn
  • 2 muỗng canh dầu thực vật
  • 6 tép tỏi, băm nhỏ
Toppings
  • 30 ml dầu thực vật
  • 4 gói hoành thánh hoặc trứng chiên cắt vuông
  • Muối
  • 0.5 kg mì gạo khô
  • 20 g giá đỗ
  • Ớt sừng, bỏ hạt, thái lát
  • 1 quả chanh
  • bạc hà, ngò, lá quế và tương ớt cay.

Vị Cao Lầu Hội An chuẩn

Ướp thịt
  • Cho hành tím, sả, nước tương, nước mắm, tương ớt, muối, đường và bột ngũ vị hương trong một cái bát lớn. Thêm thịt lợn mông lợn vào bát, cho thấm đều gia vị. Cho vào ngăn mát tủ lạnh ít nhất 3 giờ.

  • Lấy thịt lợn ra, để ráo nước ướp, đặt sang một bên. Giữ lại phần nước ướp thịt. Đun nóng dầu trong một cái nồi trên lửa vừa. Cho thịt lợn vào, thỉnh thoảng trở mặt, cho đến khi nâu đều, khoảng 10 – 15 phút. Cho vào đĩa.

  • Đổ hết tất cả chỉ giữ lại 1 muỗng canh chất béo trong nồi. Thêm tỏi, khuấy đều, chiên cho đến khi có mùi thơm nhưng không mất màu, khoảng 1 phút. Thêm nước ướp và 4 cốc nước vào đun sôi. Thêm thịt lợn, hạ lửa, đậy nắp, thỉnh thoảng trở thịt lợn, cho đến khi chín mềm nhưng vẫn giữ nguyên kết cấu, khoảng 1 giờ. Để nguội.

Lưu ý: Thịt lợn có thể được ướp trước 1 ngày trước lúc om để thấm gia vị hơn; đậy kín cho vào tủ lạnh.

Toppings
  • Đun nóng 1/2 chén dầu trong một cái chảo nhỏ trên lửa vừa. Chiên hoành thánh cho đến khi vàng nâu, khoảng 30 giây mỗi bên. Chuyển sang khăn giấy để ráo dầu, rắc lên xíu muối.

  • Luộc chín mì. Cho mì vào một cái chao và rồi xả nước lạnh. Chuyển mì vào một cái bát lớn. Cho vào một muỗng canh dầu, để qua một bên. (Giữ nồi nước luôn sôi để hâm nóng mì.)

  • Cắt lát dày thịt lợn om. Đun sôi nước om cho đến khi cô đặc. Thêm 1 cốc nước. Hương vị vẫn phải đậm và hơi mặn; cho nhiều nước hơn nếu cần. Đun nhỏ lửa trong 2 phút, tắt bếp và cho thịt lợn cắt lát vào. Để nguội một chút.
  • Ngay trước khi phục vụ, trụng mì trong 30 giây. Cho mì ra bát. Đặt giá đỗ vào rây trụng trong nước nóng 30 giây, để ráo nước và đặt lên trên mì. Lấy thịt lợn ra khỏi sốt và đặt lên trên mì. Chan một ít nước sốt lên mặt.
  • Ăn với ớt, chanh, hoành thánh, một nắm rau thơm và một ít tương ớt.

Lưu ý: Hoành thánh có thể được chiên trước 5 ngày. Để nguội, đậy kín, bảo quản ở nhiệt độ phòng.

Cao lầu Hội An không quá khó nấu, chỉ hơi mất thời gian.

3. Không đâu bằng quê nhà

Sợi Cao Lầu ngon được làm ra bởi một người kiên nhẫn. Đầu tiên phải có gạo ngon và bạn phải ngâm gạo trong nước tro. Tro đun củi tràm của riêng vùng đất Cù Lao Chàm. Hơn nữa, muốn giữ đúng vị Cao Lầu truyền thống bạn phải lấy nước giếng Ba Lễ, một giếng nước lâu đời ở Hội An để xay gạo. Điều này giải thích vì sao Cao Lầu ở xứ khác không ngon bằng ở Hội An.
Bạn đã thử món ăn xứ Quảng này chưa? Nếu chưa thì nên đến Hội An để dùng thử món ăn này hay đọc bài Medplus chia sẻ để tự nấu cho mình một tô Cao Lầu cũng được.
Xem thêm bài viết

Nguồn: Tổng hợp

 

Exit mobile version