Site icon Medplus.vn

Cao Quy Bản – Vị dược liệu quý trị “Bách” bệnh trong Đông Y

1 cao quy ban - Medplus

Cao Quy Bản luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Cao quy bản, Yếm rùa, Kim quy, Quy giáp, Cao yếm rùa

Tên khoa học: Chinemys (Geoclemys) recvesil (Gray)

Họ: Rùa Testudinidae

1. Đặc điểm

Rùa là động vật sống dưới nước, có thể sinh sống ở vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Loài động vật này có lưng và mai (yếm) cứng để bảo vệ phần thân. Rùa có 4 chân và đuôi ngắn. Khi bị đe dọa, đầu, chân và đuôi có thể rụt vào trong.

Thức ăn chủ yếu của rùa là sâu bọ và cá con. Rùa là loài động vật có tuổi thọ cao (trung bình có thể sống đến hơn 100 tuổi). Ngoài ra khi nhịn ăn rất lâu, rùa cũng không bị chết.

2. Bộ phận dùng

Yếm rùa hay còn gọi là mai rùa. Yếm rùa được dùng làm thuốc có nhiều loại, bao gồm:

3. Phân bố

Rùa sinh sống ở nhiều vùng biển và ao hồ ở trên thế giới nhưng tập trung nhiều nhất ở Triều Tiên, Nhật Bản và Trung Quốc. Ở nước ta, rùa sinh sống nhiều ở các tỉnh có nhiều ao hồ.

4. Thu bắt – sơ chế

Có thể thu bắt rùa quanh năm nhưng thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào tháng 8 – 12 hằng năm. Sau đó, lấy yếm rùa đem làm sạch và phơi khô.

Bào chế quy bản theo những cách sau:

5. Bảo quản

Cao quy bản được bảo quản trong lọ kín và sạch. Nếu bảo quản trong gói nên cho vào thùng kín và có lót vôi sống ở dưới để hút ẩm.  Thuốc phiến bảo quản ở nơi thoáng mát và khô ráo.

Công dụng và Liều dùng

1. Tính vị

Vị ngọt, mặn, tính hàn.

2. Thành phần hóa học

Mai rùa có chứa muối canxi, chất béo và chất keo. Khi thủy phân, cho các thành phần như tryptophan, acginin, histidin, lysine, acid glutamic, tyrosin, alanine, glycoside, xystin,…

3. Tác dụng dược lý của mai rùa

Theo Đông Y

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

4. Cách dùng – liều lượng

Liều dùng: 12 – 32g (thuốc phiến) và 4 – 8g (cao lỏng). Có thể dùng mai rùa ở dạng viên hoàn hoặc cao lỏng.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Trị rong kinh

Quy bản (tẩm dấm nướng hoặc cao), Hoàng cầm, Bạch thược, Thung căn bì, Hoàng bá. Tán bột, trộn với mật làm viên, uống với nước dấm pha nhạt (Quy Bản Hoàn – Thẩm Thị Tôn Sinh Thư )

2. Trị ho lâu ngày

Qui bản sao cát cho dòn, tán nhỏ 100g, Đảng sâm 100g sao thơm, tán nhỏ trộn đều, mỗi lần uống 1 – 2g, ngày 3 lần.

3. Trị sốt rét lâu ngày

Qui bản 200g sao vàng dòn, tán nhỏ, Hùng hoàng 50g tán nhỏ, Hà thủ ô 200g tán bột trộn đều thêm Mật ong làm thành viên 0,3g, ngày uống 5 – 10g, chia nhiều lần trong ngày.

4. Trị viêm thận mạn thể âm hư

Phối hợp A giao và Lục vị càng tốt.

5. Trị suy nhược thần kinh

Dùng bài Tiêu dao gia Qui bản, bài thuốc: Đương qui 12g, Qui bản 12g, Sài hồ 12g, Bạch thược 12g, Bạch truật 10g, Bạch linh 10g, Bạc hà 8g, Cam thảo 4g, Gừng tưới 3 lát, sắc uống.

6. Trị cốt chưng, lao nhiệt, sốt về chiều, mồ hôi trộm

Hoàng bá, Tri mẫu đều 16g, Thục địa, Quy bản đều 24g. Tán bột. Thêm tuỷ xương heo và mật làm thành hoàn. Mỗi lần uống 8-12g, ngày 2 lần với nước Gừng hoặc nước muối nhạt, lúc đói (Đại Bổ Âm Hoàn – Đan Khê Tâm Pháp).

7. Trị kinh nguyệt kéo dài, rong kinh, âm hư huyết nhiệt

Quy bản, Hoàng cầm, Bạch thược đều 40g, Hoàng bá 12g, Chế hương phụ 10g. Tán bột, làm hoàn. Mỗi lần uống 10-15g, ngày 3 lần (Cố Kinh Hoàn – Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Kiêng ky

Âm hư mà không nhiệt, hoặc tỳ vị hư hàn thì không nên dùng.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version