Site icon Medplus.vn

Cát Cánh – Vị thuốc tiêu đờm trị ho lâu đời trong Y Học

hoa cat canh - Medplus

.Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Cát cánh

Tên khoa học: Platycodon grandiflorum (Jacq.) A. DC. – Campanula grandiflora Jacq.

Họ: Campanulaceae

1. Đặc điểm dược liệu

Cát cánh là loại cây cỏ sống lâu năm, có chiều cao khoảng 50 – 90 cm. Cây có lá mọc đối hay vòng 3. Các lá gần cụm hoa thường mọc so le và có mép khía răng. Hoa mọc thành từng bông thưa ở đầu cành hoặc mọc riêng lẻ, có màu trắng hay lam tím. Quả có nhiều hạt nhỏ, màu nâu đen. Rễ phình to thành củ.

2. Phân bố

Cây cát cánh là loài duy nhất trong chi Platycodon và được tìm thấy ở khu vực đông bắc Châu Á bao gồm các nước như Nhật bản, Trung Quốc (An huy, Sơn Đông và Giang Tô), Triều Tiên và Đông Siberi.

3. Bộ phận dùng làm thuốc

Rễ cây

4. Thu hái

Cát cánh thường hái lá vào mùa xuân và rễ cây vào giữa tháng 2 – 8

5. Chế biến

Rễ cát cánh sau khi thu hái xong được rửa sạch và phơi hoặc sấy khô. Theo Lôi Công Bào Chích Luận, dùng cát cánh nên bỏ phần đầu cuống, sau đó thêm bách hợp giã nát như tương và ngâm nước 1 đêm sao cho khô lại. Còn theo Bản Thảo Cương Mục, rễ cát cánh cạo bỏ vỏ đem tẩm nước gạo 1 đêm và xắt lát sao sơ. Trong ghi chép của Trung Dược Đại Từ Điển, củ cát cánh cắt bỏ thân mềm rồi rửa sạch, ủ qua đêm. Sau đó, sắc lát mỏng và phơi khô. Đôi khi tẩm mật sao qua, tùy theo đơn thuốc.

6. Bảo quản

Nơi khô ráo, không ẩm ướt

Công dụng và Liều dùng

1. Tính vị

Vị đắng, tính ôn đi vào kinh Phế

2. Thành phần hóa học

Các cánh có một số thành phần chính như sau:

Tác dụng dược lý

1. Theo Y học cổ truyền

Cát cánh có tác dụng bài nùng, tuyên phế khử đàm lợi yết và khai thông phế khí. Chính vì vậy, chúng thường chủ trị các bệnh lý như họng đau nói khàn, chứng lụ, tiểu tiện lung bế (tiểu tiện không thông), áp xe phổi (ngực đau phế ung), ho có nhiều đờm, viêm họng sưng đau.

Một số sách cổ nói về tác dụng của cát cánh, chẳng hạn như:

2. Nghiên cứu Y học hiện đại

3. Cách dùng và liều lượng

Thường dùng dưới dạng thuốc sắc. Về phần liều dùng, tối đa 4 – 12 gram mỗi ngày.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Trị viêm amidan theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách

Sử dụng 8 gram cát cánh, 4 gram sinh cam thảo, 12 gram kim ngân hoa và 12 gram liên kiều. Sắc thuốc và uống.

2. Trị chảy máu mũi theo Phổ Tế Phương

Sử dụng bột cát cánh hòa với nước và uống. Mỗi ngày dùng 1 muỗng canh bột, uống 4 lần trong ngày.

3. Bài thuốc điều trị họng sưng đau theo Thương Hàn Luận

Dùng 8 gram cát cánh và 4 gram cam thảo. Sắc thuốc uống hoặc tán bột uống đều được.

4. Chữa họng sưng đau, viêm họng hoặc hầu tý theo Thiên Kim Phương

Sử dụng 80 gram cát cánh sắc chung với 3 thăng nước. Sau còn 1 thăng, uống.

5. Bài thuốc cam cát thang trị ngực đầy, mạch sác, lâu lâu nhổ bọt tanh hôi, họng khô không khát nước, phế ung, người như rét run

Lấy 40 gram cát cánh và 80 gram cam thảo đem sắc với 3 thăng nước. Sau khi nước cạn còn 1 thăng, chia thuốc ra nhiều phần và uống trong ngày. Tốt nhất nên uống khi còn nóng. Nếu buổi sáng uống thuốc và buổi chiều nôn ra máu hoặc mủ đặc, kết quả chữa trị tốt.

5. Chữa có thai mà bụng và ngực đau, đầy tức theo Thánh Huệ Phương

Sử dụng 40 gram cát cánh đem giã nát và vắt lấy 1 chén nước. Sau đó, sắc chung với 3 lát gừng còn sống. Nước thuốc cạn còn 6 phân, uống nóng.

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Mặc dù có công dụng trị bệnh nhưng một số đối tượng sau không nên dùng cát cánh trị bệnh, tránh tình trạng bệnh không khỏi mà ngày càng trầm trọng hơn.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

 

Exit mobile version