Câu Kỷ Tử luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!
Thông Tin Dược Liệu
Tên tiếng Việt: Câu kỷ, Củ khởi, Rau khởi, Khủ khởi, Khởi tử, Địa cốt bì, Phặc khau khỉ (Tày).
Tên khoa học: Lycium chinense Mill.
[elementor-template id="263870"]
Họ: Cà (Solanaceae)
1. Đặc điểm dược liệu
- Cây nhỏ, mọc đứng thành bụi sum sê, phân cành nhiều, cao 0,5 – 1m. Cành cứng đôi khi có gai ngắn ở kẽ lá. Lá nguyên mọc so le hoặc tụ tập 4-5 cái, hình mũi mác, hẹp dần ở gốc, đầu tù hoặc nhọn, mép uốn lượn, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt; cuống lá ngắn.
- Hoa nhỏ, mọc đơn độc hoặc 2-3 cái ở kẽ lá, màu tím nhạt hoặc tím đỏ; đài nhẵn hình chuông, có 3 – 5 thùy; tràng hình phễu, 5 cánh, có lông ở mép; nhị 5 đính ở đỉnh của ống tràng.
- Quả mọng, hình trứng thuôn, khi chín màu đỏ sẫm hoặc vàng đỏ; hạt nhiều, hình thận dẹt.
- Mùa hoa quả : tháng 6 – 10.
- Loài Lycium ruthenicum Murray cũng được dùng nhưng ít phổ biến hơn. Cây có thể cao đến 2m. Cành có gai dài. Lá thường mọc tụ tập 4 – 5 cái ở một mấu, không có lá mọc đơn lẻ; phiến lá hẹp ngang. Quả hình cầu, màu đen.
2. Phân bố
Dược liệu phổ biến tại một số tỉnh Trung Quốc như Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông.
3. Bộ phận dùng
Quả khô rụng (Fructus Lycii). Quả khô cây câu kỷ tử có hình bầu dục,chiều dài khoảng 0.5 -1 cm, đường kính 0.2 cm. Phần vỏ quả có màu đỏ tươi hoặc tím, nhăn nheo, bên trong có nhiều hạt hình tạng thận màu vàng, có vệt ở cuống quả.
4. Thu hái
Tháng 8 – 9 hằng năm. Nên hái quả chín đỏ vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, sau đó đem phơi trong bóng râm. Khi trái bắt đầu nhăn thì mới đem ra nắng phơi cho khô.
5. Bào chế
- Lựa quả đỏ tươi đem tẩm với rượu vừa đều, để qua ngày, giã dập.
- Thường dùng sống, có khi tẩm với rượu rồi sấy khô hoặc tẩm với mật rồi đem sắc lấy nước đặc, sấy nhẹ đến khi khô thì tán thành bột mịn.
Bảo quản: Cho nguyên liệu vào trong lọ kín, để cho khô. Nếu dược liệu chuyển sang màu thâm đen, xông hơi diêm sinh hoặc phun với rượu rồi đem xóc lên là nguyên liệu có thể trở lại màu đỏ đẹp.
Công dụng và Liều dùng
1.Tính vị
Câu kỷ tử có vị ngọt, tính bình.
2. Quy kinh
Vị thuốc quy vào kinh Can, Thận, Phế
3. Thành phần hóa học
Trong câu kỷ tử có chứa các chất hóa học sau đây:
- Betain
- axit amin
- polysaccharid
- vitamin B1, B2, C,
- acid nicotinic
- Chất khoáng: Ca, P, Fe
- Amon sunfat
- Carotene, Riboflavin, Thiameme, Vitamin C, b-Sitosterol, Linoleic acid.
4. Tác dụng dược lý
Theo nghiên cứu y học hiện đại
Theo nhiều kết quả nghiên cứu của y học hiện đại, cây kỷ tử có tác dụng dược lý sau đây:
- Cải thiện và điều tiết chức năng miễn dịch của cơ thể.
- Tăng cường khả năng hoạt động của hệ thống nội tiết khâu não – tuyến thượng thận – tuyến tiền liệt.
- Bảo vệ gan, ức chế sự lắng đọng mỡ trong gan, đẩy nhanh tốc độ tái sinh tế bào gan.
- Điều chỉnh rối loạn lipid máu.
- Hạ và làm chậm sự hình thành những mảng xơ vữa trong huyết quản.
- Hạ huyết áp và giãn mạch.
- Đấy nhanh tốc độ tạo huyết của tủy xương
- Chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.
- Chống phóng xạ, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư bên trong cơ thể.
- Hạ đường huyết.
Theo nghiên cứu y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, câu kỷ tử có tác dụng sau đây:
- Bổ ích tinh huyết, cường thịnh âm đạo (theo Bản Thảo Kinh Tập Chú).
- Bổ ích tinh bất túc, an thần, minh mục (sáng mắt) (theo Dược Tính Bản Thảo).
- Nhuận phế, tư thận (theo Bản Thảo Cương Mục).
- Nhuận phế, bổ thận, sinh tân, ích khí (theo Bản Thảo Kinh Sơ).
- Bổ can, thận, minh mục, nhuận phế, sinh tinh huyết (theo Trung dược học).
- Tư dưỡng Can Thận (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chủ trị
- Chứng âm huyết hư tổn, can thận âm hư, chứng tiêu khát, khái thấu, hư lao (theo Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
- Trị chứng xây xẩm, chóng mặt do huyết hư, đau thắt lưng, di tinh, tiểu đường (theo Trung Dược Học).
5. Liều dùng và cách dùng
- Liều dùng: từ 8 – 20 gam.
- Cách dùng: Dùng độc vị hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu
1. Trị thận hư, đau lưng, mỏi gối, di tinh, huyết trắng ra nhiều
- Chuẩn bị: Sơn dược (sao) 160g, Thục địa 320g, Câu kỷ tử 160g, Ngưu tất 120g, Thỏ ty tử 160g, Sơn thù nhục 160g, Quy bản (sao) 160g, Lộc giao (sao) 160g.
- Thực hiện: Đem tán đều tất cả các nguyên liệu trên thành bột mịn làm hoàn. Dùng 12 -16 gam mỗi ngày, 2 – 3 lần/ ngày.
2. Trị hoa mắt, suy giảm thị lực, cườm mắt tuổi già, đục thủy tinh thể
- Chuẩn bị: Sơn thù 1690, Thục địa 320g, Sơn dược 160g, Câu kỷ tử 80g, Phục linh 80g, Đơn bì 80g, Cúc hoa 120g, Câu kỷ tử 120g.
- Thực hiện: Tán các nguyên liệu trên thành bột, dùng 2 -3 lần/ ngày, mỗi lần từ 10 – 12 gam thuốc.
3. Bổ thận, sinh tinh, tăng chất lượng tinh trùng
- Chuẩn bị: câu kỷ tử 50g, nhục thung dung 100g, Thục địa 100g, huỳnh tinh 100g, sinh địa 50g, hắc táo nhân 40g, dâm dương hoắc 50g, quy đầu 50g, cốt toái bổ 40g, cam cúc hoa 30g, xuyên ngưu tất 40g, nhân sâm 40g, xuyên tục đoạn 40g, bắc kỳ 50g, đỗ trọng 50g, phòng đảng sâm 50g, đan sâm 40g, đại táo 30 quả, lộc nhung 20g, trần bì 20g, lộc giác giao 40g.
- Thực hiện: Sắc uống.
4. Trị dạ dày viêm teo mạn tính
- Chuẩn bị: Cây kỷ tử.
- Thực hiện: Rửa sạch dược liệu, sao khô, giã nát, đóng gói. Mỗi ngày lấy ra 20 gam uống, dùng khi bụng đói. Sau 2 tháng là hoàn tất một liệu trình. Trong thời gian điều trị, ngưng các loại thuốc khác.
5. Hỗ trợ bổ thận, cường dương sinh tinh huyết
Cho toàn bộ vào bình thủy tinh hoặc bình nhựa tốt, loại bình 10 lít, đổ vào 6 lít rượu 40 độ, sau đó lấy 300g đường phèn nấu với nửa lít nước cho tan ra, để nguội đổ chung vào. Ngâm 1 tháng mới được uống.Ngày uống 3 ly nhỏ, mỗi ly khoảng 25ml, sau bữa ăn.
Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh
Kiêng kỵ
Không dùng vị thuốc câu kỷ tử cho các đối tượng sau đây:
- Phụ nữ đang mang thai.
- Người có tỳ vị thấp trệ, tỳ vị hư nhược, tiêu chảy kéo dài.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam