Site icon Medplus.vn

Cây Bần | Vị thuốc chuyên trị bong gân, nhức mỏi

cay-ban-vi-thuoc-chuyen-tri-bong-gan-nhuc-moi

cay-ban-vi-thuoc-chuyen-tri-bong-gan-nhuc-moi

Cây Bần luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

cay-ban-vi-thuoc-chuyen-tri-bong-gan-nhuc-moi

1. Đặc điểm dược liệu

Bần là loài thực vật thân gỗ, chiều cao trung bình từ 10 – 15m, một số cây phát triển trong điều kiện lý tưởng có thể cao đến 25m. Thân phân chia thành nhiều cành, cành non thường phân thành nhiều đốt phình to, màu đỏ. Không giống với các loại cây thân gỗ khác, chất gỗ của cây bần bở và xốp nên hầu như không được sử dụng để làm vật dụng sinh hoạt.

Rễ cây phát triển mạnh thành gốc to, mọc sâu dưới bùn đất và chắc khỏe. Rễ của cây bần mọc ra từ thân rễ thành từng khóm quanh gốc rất đặc trưng. Lá mọc đối xứng, phiến lá có hình trái xoan hoặc hình bầu dục, dày nhưng khá giòn. Lá bần rộng 35 – 45mm và dài 5 – 10cm, cuống lá có gân giữa nổi rõ, dài khoảng 0.5 – 1.5cm.

Hoa mọc thành cụm ở đầu cành, cuống dài từ 0.5 – 1.5cm, cụm hoa dài 5cm và chứa từ 2 – 3 bông nhỏ. Đài hoa có mặt trong màu tím hồng, mặt ngoài màu lục. Cánh hoa thuôn ở 2 đầu, màu trắng lục, mỗi hoa gồm khoảng 6 cánh.

Quả mọng, khi còn non thường giòn và cứng, khi chín mềm. Quả chín cao khoảng 2 – 3cm, đường kính 5 – 10cm, bên trong chứa nhiều hạt dẹt.

2. Bộ phận dùng

Lá và quả bần được sử dụng để làm thuốc (tên dược: Folium et Fructus Sonneratiae).

3. Phân bố

Cây bần chỉ sống được ở những rừng ngập mặn có khí hậu nhiệt đới. Loài thực vật này có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á và Nam Á nhưng hiện nay đã được di thực ở nhiều khu vực trên thế giới như Châu Đại Dương, Châu Phi và Châu Á.

Ở nước ta, bần mọc nhiều ở các tỉnh ven biển từ Hải Phòng đến Cà Mau nhưng tập trung nhiều nhất ở khu vực Tây Nam Bộ.

Bần phát triển mạnh ở khu vực rừng ngập mặn, giúp tạo ra hàng rào vững chắc nhằm chắn sóng, chống sạt lở vùng đất ven biển và giảm thiểu tình trạng ngập mặn ở các tỉnh ven biển. Bần cũng có thể được trồng ở những vùng nước ngọt nhưng thường phát triển kém.

4. Thu hái – sơ chế

Thu hái lá quanh năm còn thu hoạch quả theo mùa. Sau khi hái về đem giã nát đắp ngoài hoặc dùng quả chua nấu canh.

5. Bảo quản

Bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

Cây bần chứa thành phần hóa học, bao gồm:

2. Tính vị

3. Quy kinh

Chưa có nghiên cứu.

4. Tác dụng dược lý

– Theo Đông Y

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

5. Cách dùng – liều lượng

Lá và quả bần thường được giã nát và dùng ngoài. Bên cạnh đó quả bần cũng được sử dụng để tạo vị chua tự nhiên cho món canh. Cây bần không chứa độc nên có thể sử dụng với liều lượng lớn.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

cay-ban-vi-thuoc-chuyen-tri-bong-gan-nhuc-moi

1. Bài thuốc chữa bí tiểu tiện

2. Bài thuốc trị viêm tấy và bong gân

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Cần phân biệt với cây Bần ổi/ Bần trứng (Sonneratia ovata Bak) – Loài thực vật có lá hình bầu dục, vỏ thân tróc thành từng mảng cũng mọc ở những khu rừng ngập mặn nhưng quả có vị chua và thơm.

Quả bần có vị chua nên tránh ăn khi bụng đói và cần thận trọng khi dùng cho bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

 

 

Exit mobile version