Site icon Medplus.vn

Cây Bọ Chó | Cách Dùng Và Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Hiệu Quả

Cây bọ chó có công dụng giúp Ho, hen, sốt rét, trúng độc, lá tắm ghẻ (cả cây). Đau mắt (Hoa). Rễ chữa mụn nhọt, phong thấp, sởi, gãy xương. Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu cây bọ chó nào hiện nay?  Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

Cây Bọ Chó | Cách Dùng Và Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Hiệu Quả

1. Thông tin dược liệu

Tên thường gọi: Bọ chó; Búp lệ á

Tên khoa học: Buddleja asiatica Lour

Họ: Buddlejaceae

Đặc điểm dược liệu

Cây bọ chó nhỏ, cao 1-2 m hoặc hơn. Cành có lông thưa màu vàng nhạt và lông tuyến. Lá mọc đối, hình trứng thuôn, gốc hẹp, đầu nhọn, dài 7 – 18 cm, rộng 1,5 – 4,5cm, mép nguyên hoặc hơi khía răng, mặt trên sẫm nhẵn, mặt dưới rất nhạt, có ít lông. Cuống lá dài khoảng 1cm.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùy, ít phân nhánh gồm nhiều xim; lá bắc hình sợi; hoa trắng, đài 4 răng, có lông ở mặt ngoài, dính nhau ở phía gốc, dài bằng 1/2 tràng, tràng 4 cánh nhẵn, hàn liển, inhi 4, dính vào tràng ở nửa trên, bầu nhẵn.

Quả nang, hình trứng thuôn, dài 5-6 mm; hạt hình thoi, có cánh.

Mùa hoa quả: tháng 4 – 7

Bộ phận dùng

Hoa, lá non, cành và rễ của cây bọ chó

Thu hái và chế biến

Hoa thu hái vào mùa Xuân, lúc chưa nở, phơi khô, những hoa màu tro ở dạng nụ, có lông mịn, là loại tốt.

Phân bố

Chi Buddleja L., chưa được nghiên cứu kỹ ở Việt Nam, ước tính có 3 – 5 loài (Nguyễn Tiến Bân, 1997). Bọ chó là loài cây của vùng nhiệt đới châu Á. Cây phân bố rộng rãi ở Ấn Độ, Malaysia, Philippin, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, bọ chó phân bố phổ biến từ Tây Nguyên đến các tỉnh ở khu V, khu IV và tất cả các tỉnh thuộc vùng núi và trung du Bắc Bộ.

Cây bọ chó là cây ưa sáng, mọc nhanh, thường thấy trong các quần hệ cây bụi ở đồi hay trên đất. Sau nương rẫy. Cây có thể mọc lẫn với những cây gỗ nhỏ ở ven rừng, rừng thứ sinh do khai thác. Độ cao phân bố từ vài chục mét đến 1300 m, có khi gần 1500m (Sa Pa, Bát Xát – Lào Cai). Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên từ hạt tốt, nên có những chỗ cây mọc khá tập trung, gần như thuần loại. Cành và lá cây bọ chó thường được cắt làm phân xanh.

2. Công dụng và tác dụng chính

Thành phần hóa học

Chất màu vàng trong búp và hoa bọ chó tan được trong nước, bền màu với nhiệt và ánh sáng.

Cây bọ chó chứa glucosid kết tinh hình kim màu vàng trắng gọi là buddlein hay buddleo glucosid, là một flavonoid glucosid.-

Tính vị

Hoa và lá bọ chó có vị đắng, cay, mùi thơm. Tính ấm, có độc, có tác dụng tán hàn, tiêu đờm, tán kết.

Quy kinh

Chưa tìm thấy tài liệu ghi nhận

Tác dụng dược lý

Hoa và lá bọ chó được dùng chữa ho, hen, sốt rét, sưng lách, ứ máu bầm tím, ra máu xấu sau khi sinh đẻ, hóc xương cá.

Rễ chữa mụn nhọt, phong thấp, sởi, gãy xương.

Cách dùng và liều lượng

Cây bọ chó ngày dùng 1 – 2g, dạng thuốc thuốc bột.

3. Bài thuốc sử dụng

Hoa và lá bọ chó được dùng chữa ho, hen, sốt rét, sưng lách, ứ máu bầm tím, ra máu xấu sau khi sinh đẻ, hóc xương cá. Ngày dùng 1 – 2g, dạng thuốc thuốc bột.

4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu

Trong quá trình điều trị bệnh bằng cây bọ chó cần lưu ý: Cây độc, gây sảy thai, khi dùng phải cẩn thận. Người suy nhược toàn thân, táo bón, bí đái không nên dùng.

Cây Bọ Chó | Cách Dùng Và Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Hiệu Quả

5. Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!

Lưu ý:

  1. Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
  3. Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Xem thêm bài viết:

Exit mobile version