Site icon Medplus.vn

Cây cỏ Đông Nam Á: Dược tính và lợi ích sức khỏe ẤN TƯỢNG NHẤT

duoc lieu dna - Medplus

Cây cỏ vốn biểu thị cho sức sống tự nhiên. Bởi các tác dụng kì diệu của chúng màu xanh và bóng mát, hương vị và nguồn gỗ, điều hòa và thanh lọc không khí. Hôm nay, Medplus cho bạn biết “phép màu” đặc biệt nó. Bạn hãy đọc bài Cây cỏ Đông Nam Á: Dược tính và lợi ích sức khỏe ẤN TƯỢNG NHẤT để biết thêm chi tiết.

Cây cỏ Đông Nam Á: Dược tính và lợi ích sức khỏe ẤN TƯỢNG NHẤT

Lời đầu

Y học hiện đại

Khoa học phương Tây cho rằng mọi thứ ta dùng đều tác động đến sức khỏe. Caffeine kích thích hệ thần kinh, nước táo có thể chống tiêu chảy và chuối xanh luộc chín có thể chữa táo bón,… Ở phương Tây, chúng được gọi là phương pháp điều trị tại nhà.

Cơ thể con người có khuynh hướng phản ứng cụ thể với một số loại thực phẩm. Bởi các dưỡng chất, khoáng chất và hóa chất tự nhiên có trong những thực phẩm này có thể tác động đến cơ địa của ta.

Người phương Tây xem các loại thảo mộc và gia vị như một phương “thuốc thay thế”. Tuy nhiên, họ nghĩ chúng chỉ có giá trị tương đối. Vì vậy các nhà khoa học phương Tây không nghiên cứu lá, rễ và hạt có hiệu quả tương đương thuốc Tây trong việc ngăn ngừa và điều trị các bệnh đơn giản như khó tiêu đến các mối quan tâm nghiêm trọng hơn như ung thư và tiểu đường hay không?

Tuy nhiên, ở phương Tây, các phương pháp điều trị tại nhà và thuốc thường được so sánh. Nước ép táo trị tiêu chảy. Nó được xem như cách sơ cứu tốt. Bởi người phương Tây được dạy rằng không thể thay thế thuốc do bác sĩ kê đơn.

Y học cổ truyền

Các loại cây cỏ Đông Nam Á được tin dùng trong nhiều thiên niên kỷ. Nếu cà phê đậm có thể giúp tỉnh táo thì một cốc pha gừng có thể làm dịu cơn đau họng. Nếu mận khô có thể giúp giảm táo bón thì nghệ cũng có tác dụng đối với hệ tiêu hóa.

Các nước Đông Nam Á điều phối cây cỏ để chữa bệnh từ rất lâu đời. Các kết quả của nó khiến giới khoa học phương Tây quay lại tìm hiểu chúng.

Cây cỏ Đông Nam Á – nguồn trị liệu đặc biệt

Gừng

Gừng – hương liệu đặc hiệu trong số các loại cây cỏ Đông Nam Á

Gừng là một nguyên liệu phổ biến trong bữa ăn Đông Nam Á. Nó tỏa ra mùi thơm dễ chịu và hơi cay nhẹ. Lá, rễ, củ gừng thường được dùng để nấu các loại bột nhão, súp và làm nước chấm.

Y học dân gian cho thấy trà gừng làm giảm các triệu chứng cảm lạnh (ho, nghẹt mũi và ngứa cổ họng). (1)

Để nấu trà gừng, bạn hãy cắt gừng non thành lát mỏng. Sau đó, bạn cho một chiếc nồi có sẵn nước lên bếp, đun nhỏ lửa và cho gừng vào nấu trong 15 – 20 phút. Bạn hãy tắt bếp và để gừng ra hết tinh chất trong 20 phút nữa. Trong một chiếc cốc, bạn có thể cho thêm

Để tận dụng lợi ích sức khỏe của gừng, bạn hãy cho nó vào bữa ăn hàng ngày. Dưới đây, chúng tôi gợi ý một số công thức nấu ăn nổi bật có gừng:

Hoa hồi

Hoa hồi

Bạn không nên nhầm lẫn hoa hồi (Illicium verum) và cây hồi (Pimpinella anisum). Nó là một thành phần của bột ngũ vị hương và là một gia vị tạo nên hương vị cho nước dùng phở bò Việt Nam. Nếu bạn đã nếm thử, bạn sẽ thấy mùi vị của nó khá giống cam thảo. Ngọt ngào, béo ngậy và mùi đất chứa trong chúng. Trên thực tế, chính nhờ hương vị phong phú này, hoa hồi được dùng nấu nhiều món ăn. Nó làm thơm thịt, giúp các món ngọt (bánh gừng và bánh táo) trở nên hấp dẫn.

Hoa hồi chứa lượng lớn axit shikimic. Nó được sử dụng để sản xuất Tamiflu, một loại thuốc chống cúm. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy, việc ăn hoa hồi sống có thể chống cảm cúm.

Có những tuyên bố rằng hoa hồi có thể kháng khuẩn, chống nấm và giàu chất chống oxy hóa. Nhưng đến nay, giới khoa học phương Tây chưa đưa ra kết luận cuối cùng.

Nếu bạn chưa từng dùng hoa hồi, hãy thử thả một hoặc hai quả hồi vào tách trà nóng của bạn. Khi gặp nước nóng, chúng sẽ tiết ra tinh dầu. Bạn hãy chờ 5 phút để cốc trà ngon miệng hơn.

Hoặc, bạn có thể nấu một hoặc tất cả các món ăn sau để quen hương vị của hoa hồi:

CẢNH BÁO: Bạn không nên nhầm hoa hồi với cây hồi Nhật Bản (Illicium anisatum) – loại cây độc hại đối với con người.

Nghệ

Nghệ

Theo những người tin việc ăn uống có thể chữa bệnh, nghệ có thể chữa bệnh tiểu đường và thậm chí ngăn ngừa ung thư. Mặc dù các nhà khoa học đã được chứng minh rằng nghệ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng điều này không có nghĩa nó có thể trị tất cả các bệnh.

Là một phương pháp điều trị chứng khó tiêu, nghệ có dược tính tốt hơn giả dược. (2)

Nghệ có thể làm giảm đau khớp và góp phần tăng cường trí nhớ cho bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer. (3)

Trong số những bệnh nhân đã trải qua quá trình cai nghiện, nghệ dường như có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các cơn đau tim. (4)

Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học phương Tây, vẫn còn rất sớm để kết luận rằng nghệ có thể chữa khỏi hoặc ngăn ngừa bệnh tiểu đường và ung thư.

Nếu bạn muốn uống nghệ như một loại thực phẩm chức năng, bạn chỉ cần gọt vỏ, bào sợi và ép nghệ để lấy nước cốt. Bạn có thể thưởng thức nước ép nghệ theo nhiều cách

Những người không mua được nghệ tươi, có thể dùng bột nghệ.

Sả

Sả – mùi thơm ấn tượng nhất trong số các loại cây cỏ Đông Nam Á có dược tính

Trước khi củ nghệ được xem như “thần dược”, sả chiếm giữ vị trí đó. Nó có thể chữa khỏi bất cứ thứ gì từ chứng khó tiêu đến ngăn ngừa bệnh tiểu đường, bệnh tim và ung thư. Các tuyên bố chủ yếu dựa trên các đặc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn của sả.

Trong y học Ayurvedic, sả được dùng như một loại thuốc lợi tiểu, giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể, làm thuốc thư giãn thần kinh và hạ sốt. (5)

Khác nghệ, không có nghiên cứu phương Tây nào cho thấy sả có thể chữa khỏi hoặc ngăn ngừa bệnh tiểu đường và ung thư.

Như với hầu hết các loại thảo mộc chứa đầy khoáng chất và dưỡng chất, cách tốt nhất để dùng sả dưới dạng tự nhiên. Bạn hãy thêm một vài cọng sả vào nồi súp, món hầm hoặc nấu cháo. Bạn có thể băm, xay hoặc thái nhỏ sả để ướp thịt.

Sả có thể được dùng để làm đồ uống nóng và lạnh. Bạn chỉ cần đun sôi thân sả để nó ra tinh chất và dùng nước đó để pha chế nước uống.

Kinh giới

Kinh giới

Kinh giới tạo mùi thơm kỳ diệu mà món mì ống và nước sốt pizza. Nó là một loại thảo mộc lâu năm. có nhiều giống nên hương vị khác nhau. Trong nấu ăn, lá kinh giới tươi có thể được thêm vào nước sốt và món hầm. Nhưng nếu xét mùi vị, lá kinh giới khô có hương vị đậm đặc hơn.

Trong y học dân gian Philippines, nước ép ​​lá kinh giới có hiệu quả cao trong việc chữa ho, cảm lạnh, viêm phế quản và các bệnh hô hấp khác.

Hàm lượng chất chống oxy hóa cao có trong rau kinh giới khô khuyến khích việc tiêu thụ nhiều. Nhờ vậy, nó giúp tăng cường hệ miễn dịch. (6)

Một số công thức nấu ăn có rau kinh giới:

  1. Menudo Philippines (Thịt lợn và gan hầm)
  2. Filipino Morcon (Bò nhồi)
  3. Trứng cẩm thạch Sarciado

Hạt và lá rau mùi

Rau mùi

Mọi bộ phận của cây rau mùi đều có thể ăn được. Nhưng lá và quả khô của nó được dùng nhiều hơn. Đặc biệt, bạn có thể thấy chúng trong sốt gia vị ở Đông Nam Á (xem công thức món bò cuộn). Các món ăn Việt Nam như phởbún bò và một số món gỏi đều cần có nó.

Lá rau mùi (còn gọi là ngò rí), chứa nhiều vitamin và khoáng chất bao gồm Vitamin C, A, canxi, kali và magiê. (7)  Tuy nhiên, bạn nên dùng hết lá rau mùi ngay khi cắt.

Những hạt rau mùi có thể được lưu trữ trong hai năm. Nhưng bạn nên dùng hết nhanh nhất có thể bởi lượng vitamin và khoáng chất trong chúng giảm dần theo thời gian.

Nếu bạn muốn giữ nguồn cung cấp lá rau mùi tươi (vì giá trị dinh dưỡng hoặc bạn yêu thích chúng). Bạn có thể dễ dàng trồng chúng bằng hạt. Ngâm hạt giống ngò rí qua đêm rồi hôm cho vào chậu. Bạn hãy dùng một ít đất để vùi hạt giống xuống (1 inch). Rau mùi sinh trưởng tốt nhất trong nơi râm mát. Bạn nên nhớ chăm bón thường xuyên. Trong khoảng sáu tuần sau khi gieo hạt, bạn có thể thu hoạch rau mùi..

Húng quế

Húng quế – hương thơm và câu chuyện y học của cây cỏ Đông Nam Á

Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2008, tác giả James A. (Jim) Duke, Ph.D. của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trích dẫn tác dụng của ba thành phần phytochemical mới được tìm thấy trong cây húng quế. Ông cho thấy nó chống lại căng thẳng hiệu quả như thuốc chống trầm cảm desipramine. (8)

Trong khi đó, các nghiên cứu chỉ ra rằng dầu húng quế rất giàu chất chống oxy hóa, kháng khuẩn và kháng vi-rút, giúp nó trở thành một phương pháp điều trị ung thư tiềm năng. (9)

Xem một số công thức nấu có húng quế:

Kết luận

Ăn lành, uống sạch, ngủ đủ và tập đều chính là bí quyết sống khỏe. Cơ thể mạnh, tinh thần chắc. Việc ăn uống không nhàm chán bởi vì điều này. Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, nếu bạn có nhu cầu hãy gặp bác sĩ.

Vạn vật trên thế gian này đều tồn tại cho một mục đích. Cây cỏ Đông Nam Á cũng vậy. Nhờ Y học cổ truyền Đông phương nó được soi sáng và có tác dụng bảo dưỡng cơ thể. Nó cũng có thấy 80 phần trăm sức khỏe của chúng ta đến từ việc ăn uống và sinh hoạt.

Nếu bạn thích bài viết hãy để lại bình luận và nhanh tay chia sẻ. Medplus chúc bạn và gia đình sức khỏe và hạnh phúc.

Xem thêm bài viết

Tài liệu tham khảo

  1. Hai-Long Z, Shimin C, Yalan L. Some Chinese folk prescriptions for wind-cold type common coldJ Tradit Complement Med. 2015;5(3):135-7.  doi:10.1016/j.jtcme.2014.11.035
  2. Khonche A, Biglarian O, Panahi Y, et al. Adjunctive Therapy with Curcumin for Peptic Ulcer: a Randomized Controlled TrialDrug Res (Stuttg). 2016;66(8):444-8.  doi:10.1055/s-0042-109394
  3. Hewlings SJ, Kalman DS. Curcumin: A Review of Its’ Effects on Human HealthFoods. 2017;6(10).  doi:10.3390/foods6100092
  4. Wongcharoen W, Jai-aue S, Phrommintikul A, et al. Effects of curcuminoids on frequency of acute myocardial infarction after coronary artery bypass graftingAm J Cardiol. 2012;110(1):40-4.  doi:10.1016/j.amjcard.2012.02.043
  5. Pole S. Ayurvedic Medicine The Principles of Traditional PracticeJessica Kingsley Publishers. 2012.
  6. Vattem DA, Lester C, Deleon R, Jamison B, Maitin V. Dietary supplementation with two Lamiaceae herbs-(oregano and sage) modulates innate immunity parameters in Lumbricus terrestrisPharmacognosy Res. 2013;5(1):1-9.  doi:10.4103/0974-8490.105636
  7. US Department of Agriculture. Food Central Database. Spices, coriander seed. Updated April 1, 2019.
  8. Duke JA. The Garden Pharmacy: Basil as the Holy Hindu Highness. Alternative and Complementary Therapies. 2008;14(1).  doi:10.1089/act.2008.14101
  9. Cohen MM. Tulsi – Ocimum sanctum: A herb for all reasonsJ Ayurveda Integr Med. 2014;5(4):251-9. doi:10.4103/0975-9476.146554

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version