Site icon Medplus.vn

Cây Cỏ mực: Người bạn y dược của người nông thôn

Ngày nay, mỗi khi bị bệnh gì thì đều có bệnh viện, pharmacy 24/24, hay các cửa hàng thuốc tây ngay đầu hẻm mà ít ai lại nhắc đến về việc sử dụng thảo dược chữa bệnh. Tuy nhiên, mỗi khi nhắc đến bài thuốc vê cây cỏ mực, tôi lại có một nỗi hoài niệm về người bà quá cố thuở nhỏ của tôi. Từ trầy xước do té ngã vì nghịch ngợm, nhiệt miệng, mề đay đến cả sốt cao; bà tôi thường ra sau vườn, hái một nắm lá cây cỏ mực, lúi cúi đăm đăm giã nhuyễn. Tuỳ bài thuốc mà dùng cả bã, hoặc chỉ lấy nước cốt, có khi hoà thêm một tí mật ông rừng cho dễ uống. Bà hay bảo: “Nào đâu té trầy chỗ nào? Lại đây tui xem.”

Chia sẻ một chút kỉ niệm xưa để cho các bạn độc giả thấy, rằng từ lâu cây cỏ mực đã là một bài thuốc thảo dược thân quen được những người lớn có kinh nghiệm tin dùng. Và sau đây Medplus sẽ cung cấp thông tin uy tín thêm về loại cây này nhé!

Thông tin về cây Cỏ Mực

Hình ảnh cây Cỏ Mực

Tên tiếng Việt: Cỏ nhọ nồi, Cỏ mực

Tên khoa học: Eclipta prostrata (L.) L. – Verbesina prostrata L.; V. alla L.

Họ: Asteraceae

Công dụng: Cầm máu, ho ra máu, chảy máu cam, viêm gan, sốt xuất huyết, tử cung xuất huyết, viêm ruột, lỵ (cả cây).

Thành phần hóa học

Tác dụng sinh lý

Năm 1961 Viện dược liệu và Bộ môn Dược lý Trường đại học Y dược Hà Nội có nghiên cứu tác dụng cầm máu và độc tính của cỏ nhọ nồi đã đi đến kết luận sau:

1. Về tác dụng cầm máu

2. Về độc tính của cỏ nhọ nồi

Thử trên chuột bạch với liều từ 5-80 lần liều lâm sàng không có triệu chứng độc. Theo dõi trên lâm sang, bệnh viện Ninh Giang (1961) đã cho 3 bệnh nhân (hai có thai 3-4 tháng, 1 không có thai bị ra huyết) uống 3-6 ngày mỗi ngày 20g cỏ nhọ nồi khô chế thành thuốc sắc. Sau 1-2 ngày đỡ ra huyết, sau 3-6 ngày khỏi và ra viện.

Công dụng và liều dùng

Tính vị theo tài liệu có: vị ngọt, chua tính lương vào hai kinh can và thận, tác dụng bổ thận âm, chỉ huyết lỵ. Dùng chữa can thận âm kém, lỵ và ỉa ra máu, làm đen râu tóc.

Nhân dân vẫn dùng cây nhọ nồi giã vắt lấy nước uống để cầm máu trong rong kinh, trĩ ra máu, bị thương chảy máu. Còn dùng chữa ho hen, ho lao, viêm cổ họng, ngày dùng 6-12g dưới dạng sắc uống hay làm thành viên mà uống. những người thợ nề dùng cỏ nhọ nồi để xoa tay chữa bệnh bỏng rát do vôi. Có người dùng chữa bệnh nấm ở ngoài da, làm thuốc mọc tóc (sắc uống hoặc ngâm vào dầu dừa mà bôi), nhuộm tóc, bôi lên những chỗ chóc ở da thịt để có màu tím đen.

CỎ NHỌ NỒI CÓ TÁC DỤNG GÌ?

Ảnh minh hoạ
  1. Cầm máu:

Có chứa chất tanin có thể rút ngắn thời gian đông máu. Lấy một ít lá, rửa sạch, nhai nhỏ hoặc giã nhuyễn đắp vào vết thương. Sẽ giúp cầm máu nhanh chóng.

  1. Tiêu viêm, diệt khuẩn

Có công dụng diệt các trực khuẩn viêm ruột (bacillus enteritidí), trực khuẩn bạch cầu (bacillus diphtheria), tụ cầu khuẩn và có tác dụng nhất định tới amip. Người ta có thể dùng cỏ mực để trị các bệnh ngoài da và nhiễm khuẩn.

  1. Ức chế ung thư, tăng cường miễn dịch

Có khả năng ức chế quá trình phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày. Ngoài ra còn kích hoạt hệ miễn dịch, tác dụng mạch đối với tế bào T-lymphocytes.

  1. Giúp đen tóc và dưỡng da

Cải thiện quá trình tuần hoàn máu ngoài da (nhất là da đầu), làm cho đầu tóc, da thịt được cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ, do đó da dẻ sẽ mịn màng, râu tóc đen mượt hơn.

Ngày nay trên thị trường có cung cấp một số loại dầu gội thảo dược thành phần chính là cỏ mực, hay các TPCN/Thuốc cũng có thành phần là cỏ nhọ nồi.

  1. Chảy máu cam và thổ huyết (nôn ra máu từ dạ dày)

Giã nát cành và lá tươi lấy nước cốt uống. Hoặc dùng 30g cỏ mực, 10g trắc bá diệp, 15g lá sen đun sôi lấy nước uông ngày 3 lần.

  1. Tiêu ra máu

Nướng cỏ mực trên miếng ngói sạch tới khi khô, mang tán bột. Lấy 8g hoà với nước cơm uống, ngày dùng 2 lần.

  1. Tiểu ra máu

Cỏ mực và mã đề lượng như nhau, mang giã lấy nước uống 3 chén mỗi ngày vào lúc đói. Có thể nấu cháo cỏ mực 100g cùng 3 lát gừng.

  1. Trĩ ra máu

Giã nhuyễn một nắm cỏ mựuc nguyên rễ cho vào một chén rượu nóng, để trong rồi uống, còn bã đắp vào trĩ.

  1. Chảy máu dạ dày, hành tá tràng

50g cỏ mực, đại táo 4 quả, 25g bạch cập và 15g cam thảo sắc uống 2 lần trong ngày.

  1. Vết cắt nhỏ chảy máu

Dùng 1 nắm cỏ mực sạch giã nhuyễn hoặc nhai nhỏ đắp vào vết nứt.

  1. Trẻ tưa lưỡi

4g cỏ mực tươi, 2g lá hẹ tươi giả nhuyễn, lấy nước cốt hoà với mật ong chấm lên lưỡi cứ cách 2h/lần.

  1. Trị sốt cao ở trẻ

Dùng mỗi thứ gồm 20g cỏ nhọ nồi, sắn dây và sài đất. 16g cây cối xay, 16g cam thảo đất, 12g ké đầu ngữa, sắc lấy nước uống mỗi ngày/thang.

  1. Trị mề đay

Kết hợp cỏ mực với các thảo dược như lá huyết dụ, lá xương xông, lá dưa chuột, lá diếp cá, lá nhàu và lá khế giã nhuyễn, vắt lấy nước cho người bệnh uống. Phần bã gom lại đắp hoặc cho vào mảnh vải mỏng xoa lên người.

Những lưu ý khi sử dụng cây cỏ mực

Xin lưu ý:

Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những tin tức mới nhất về sức khỏe bạn nhé!

Nguồn tham khảo:

Tra cứu dược liệu Việt Nam

Exit mobile version