Site icon Medplus.vn

Cây Cơm Nếp (Lá Dứa) – vừa là gia vị vừa là vị thuốc quý

14 cay com nep - Medplus

Cây cơm nếp (Lá dứa) luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Cơm nếp, Chuỗi sò

Tên khoa học: Tarphochlamys affinis (Griff.) Bremek.

Tên đồng nghĩa: Strobilanthes affinis (Griff.) Y.C.Tang

Họ thực vật: Acanthaceae (Ô rô)

1. Đặc điểm dược liệu

Lá dứa hay còn có tên là Nếp thơm, là thực vật thân thảo, sinh sôi và phát triển ở miền nhiệt đới. Cây Nếp thơm thân dài khoảng 30 – 4 cm, hẹp khoảng 3 – 4 cm, thẳng giống như một lưỡi gươm. Ở giữa lá chụm lại theo một đường gân dọc theo thân lá. Mép lá Nếp thơm không có gai, mặt trên màu xanh sẫm, bóng. Mặt dưới màu xanh hơn, đôi khi có thể phủ một lớp lông mịn bên ngoài.

Lá Nếp thơm mọc thành bụi trên một thân và rễ. Lá có mùi thơm đặc trưng tương tự như mùi cơm nếp, để càng khô lá càng thơm.

Ngoài ra, cần phân biết cây Lá dứa thân thảo với cây Dứa (Khóm) cho quả nhiều mắt và lá có gai.

2. Bộ phận sử dụng

Cả thân Lá dứa được ứng dụng để làm dược liệu.

3. Phân bố

Lá dứa phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, nóng ẩm, dưới bóng râm. Tại Đông Nam Á, Lá dứa thường được tìm thấy ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Philippin.

Ở Việt Nam, Lá dứa mọc hoang và được trồng ở khắp 3 miền. Tuy nhiên, Lá dứa thơm thường phổ biến ở các tỉnh phía Nam để cho vào thức ăn như bánh, kẹo hoặc pha trà.

4. Thu hái – Sơ chế

Cây Nếp thơm có thể thu hái quanh năm. Khi thu hái chọn những lá già, dài, dày và có màu xanh sẫm. Sau khi thu hái mang lá đi rửa sạch, dùng như một loại gia vị trong các món ăn hoặc hãm cùng với nước trà, dùng uống.

5. Bảo quản

Lá Nếp thơm sau khi sơ chế, rửa sạch, để ráo nước. Sau đó lưu trữ lá ở nơi mát mẻ, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp và nơi có nhiều côn trùng, ruồi bọ.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

Trong các nghiên cứu khoa học đã xác định được một số thành phần dễ bay hơi của cây dứa thơm. Chủ yếu là 3-metyl-2(5H)-furanon (83,82%); 2-axetyl-1-pyrrolin (3,15%) là chất gây mùi thơm nếp đặc trưng

2. Tính vị

Mùi thơm đặc trưng.

3. Công dụng của dược liệu

Trong Đông y, thường dùng để chữa các bệnh như đau nhức xương khớp, bệnh gút, chữa ho, viêm phế quản và ổn định đường huyết cho người bị tiểu đường tuýp. Do lá dứa không độc hại nên nếu bệnh nhân tiểu đường sử dụng lâu dài sẽ không hại cho cơ quan nội tạng bên trong.

Cây cơm nếp được sử dụng theo kinh nghiệm nhân dân, làm thuốc lợi sữa, bồi dưỡng sức khỏe cho phụ nữ sau đẻ, an thần, chữa đau đầu khó ngủ. Dùng ngoài, lá giã nát dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác để bó gãy xương.

Lá nếp thêm lành, không gây độc hại cho sức khỏe con người. Chính vì thế nên từ lâu cây được dùng nhiều trên các lĩnh vực công nghiệp, ẩm thực… Lá dứa được dùng ở dạng tươi hoặc đông lạnh.

4. Cách dùng – Liều lượng

Lá Nếp thơm có thể dùng tươi hoặc dùng khô đều được. Nếu dùng tươi, thu hái lá sau đó rửa sạch và sử dụng theo nhu cầu. Nếu dùng khô, người dùng cần rửa sạch lá, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời hoặc sây khô, bảo quản dùng dần.

Liều dùng khuyến cáo:

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Tăng cảm giác ngon miệng:

Khi ăn uống kém ngon, bạn đun sôi 10gr lá dứa chung với 3 ly nước đến khi còn cạn lại 1 chén. Chia nước lá dứa thành hai phần, uống buổi sáng và buổi tối.

2. Giữ hơi thở thơm tho:

Nhai lá dứa giúp loại bỏ mùi hôi miệng. Các loại tinh dầu tốt cho sức khỏe có trong lá dứa, có tác dụng tăng cường sức khỏe hiệu quả. Loại bỏ mùi hôi miệng một cách nhanh chóng.

3. Chữa chuột rút:

Pha trà lá dứa, đun sôi 3 chén nước, rồi cho thêm 4 lá dứa, 5 hạt bạch đậu khấu, 1 miếng gừng bằng ngón tay. Tiếp tục đun sôi ở nhiệt độ trung bình khoảng 10 phút rồi tắt bếp. Rót trà ra ly và cho thêm 2 thìa đường cọ cho dễ uống.

4. Giảm lo âu và căng thẳng:

Bạn chỉ cần uống 2 hay 3 tách trà lá dứa mỗi ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

5. Chữa đau nướu răng:

Mặc dù chải răng mỗi ngày, bạn vẫn có thể bị đau nướu răng hay có những vấn đề về răng miệng. Bạn hãy nhai lá dứa tươi hoặc khô sẽ giúp giảm đau rõ rệt.

6. Giảm sốt:

Thường dùng nước hay trà lá dứa để trị sốt, nhờ giúp giảm thân nhiệt. Ngoài ra, thức uống bổ dưỡng này còn giúp giảm đau ngực do bị ho.

7. Trị nhuận tràng:

Nếu trẻ nhỏ trong nhà có vấn đề về đường tiêu hóa, hãy uống trà lá cơm nếp. Đây là cách chữa bệnh tự nhiên, nhưng đơn giản, mà mang lại hiệu quả và an toàn cho trẻ.

8. Trị thấp khớp:

Đun nóng nửa chén dầu dừa đun lửa nhỏ. Khi dầu dừa nóng thì bắc chảo ra khỏi bếp và bỏ vào 3 lá dứa đã rửa sạch, cắt mỏng. Khuấy đều cho đến khi nguội sau đó dùng để thoa vào những vùng sưng khớp, đau khớp.

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Lá dứa là một loại thảo dược quen thuộc và có nhiều công dụng với sức khỏe con người. Tuy nhiên trước khi sử dụng các bài thuốc chứa Lá dứa, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn chi tiết.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version