Site icon Medplus.vn

Cây Đại – Vị dược liệu với công năng Nhuận Tràng nổi danh trong Y Học

11 cay dai 2 - Medplus

Cây Đại luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng việt: Đại hoa đỏ, Sứ cùi, đại

Tên khoa học: Plumeria acutifolia Poir.

Tên đồng nghĩa: Plumeria rubra L.

Họ: Apocynaceae (Trúc đào)

1. Đặc điểm của dược liệu

Cây thường có chiều cao trung bình từ 4 đến 5m, có nhánh to và thường có mủ trắng. Phần lá của cây thường mọc so le với phiến to, có hình bầu dục hoặc xoan thuôn, không có lông hoặc có ít lông ở mặt dưới. Phần nụ hoa có cuống dài, hoa thơm và thường có nhụy vàng, phần cánh hóa dày. Phần quả thường mọc thẳng hàng có chiều dài từ 10 đến 15 cm, hạt có cánh mỏng.

2. Phân bố

Cây có thể mọc hoang hoặc được trồng ở sân đền chùa, công viên, vườn hoa…

3. Bộ phận dùng

Hầu như tất cả các bộ phận của cây đều có khả năng chữa bệnh. Phần vỏ của thân, lá cây, lá tươi, nhựa cây… thường được tận dụng nhiều nhất.

4. Thu hái – sơ chế

Có thể thu hái nguyên liệu này vì nó ra hoa quanh năm.

5. Bào chế thuốc

Thông thường hay được thu hoạch khi hoa mới nở vì lúc này là lúc cây có dược tính cao nhất. Các bộ phận của cây có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Theo các chuyên gia thì dùng khô tốt hơn và cũng dễ bảo quản hơn.

6. Bảo quản

Bảo quản ở những nơi khô ráo, tránh ẩm mốc và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Công dụng và Liều dùng

1. Tính vị

Vị ngot, tính bình

2. Quy kinh

Kinh Phế

3. Thành phần hóa học

Các chất của hoa đại thuộc nhóm alcaloid, iridoid, trong hoa của cây có chứa tinh dầu.

Các nhà khoa học còn tìm thấy trong các bộ phận khác các hợp chất như:

3. Tác dụng dược lý và chủ trị của hoa đại

Vỏ thân cạo bỏ lớp bần, thái mỏng, sao thơm, sắc uống để nhuận tràng, xổ ra giun và trị thủy thũng.

Hoa trị sốt, chữa ho, tiêu đờm. Lá giã nấu thành cao, đắp vào chỗ sầy da, chảy máu.

Nhựa: Bôi trị các vết ghẻ lở, viêm tấy.

4. Cách dùng và liều lượng

Khi dùng phần vỏ thì cần cạo lớp bần, thái mỏng, rồi sao thơm rồi sắc uống. Phần hoa, lá thường dùng trong các bài thuốc đắp. Còn phần nhựa thường được dùng để bôi lên các vết thương bên ngoài da.

Tùy bộ phận cũng như công dụng mà sử dụng liều lượng khác nhau. Chẳng hạn như khi nhuận tràng thì dùng từ 3 đến 6g, để xổ thì dùng từ 8 đến 16g và phần hoa thì nên dùng từ 12 đến 20g.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Chữa táo bón – giúp nhuận tràng

Lấy 4-5 g vỏ thái mỏng, sao thơm, sắc với 200 ml nước, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Hoặc: Vỏ đại 50 g, cám gạo 50 g, sao vàng, tán nhỏ rồi rây thành bột mịn, trộn với hồ làm viên 0,5 g. Người lớn dùng 15 viên mỗi ngày, trẻ em 5-9 tuổi uống 5 viên, 10-15 tuổi uống 10 viên. Chia thuốc uống làm 2 lần với nước đun sôi để nguội (không dùng nước chè).

2. Chữa chân răng sưng đau:

Lấy 12-20 g vỏ rễ ngâm trong 200 ml rượu 25-35 độ trong khoảng 30 phút. Mỗi ngày ngậm 2 lần, không được nuốt. Chú { không được dùng quá liều.

3. Chữa viêm tấy, lở loét chai chân:

Dùng nhựa cây đại bôi tại chỗ.

4. Chữa sai khớp, bong gân, mụn nhọt:

Lấy lá đại giã nát đắp tại chỗ.

5. An thần, giảm huyết áp:

Hoa đại khô thái nhỏ 100 g, hoa cúc vàng khô thái nhỏ 50 g, hoa hòe (sao vàng) 50 g, hạt quyết minh (sao đen) 50 g. Tất cả tán thành bột, chia thành gói 10 g. Mỗi ngày dùng 1-2 gói, hãm uống thay nước chè trong ngày. Thuốc có tác dụng bảo vệ mao mạch, làm giảm nhẹ huyết áp, an thần, gây ngủ nhẹ.

6. Bài thuốc chữa thoái hóa cột sống lưng

Với bài thuốc này, bạn tiến hành với các bước như sau:

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Không nên sử dụng cây đại trong các trường hợp sau:

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

Exit mobile version