Là một loài cây gỗ có giá trị kinh tế cao. Cây Gáo hiện đang là cây lâm nghiệp mới đầy tiềm năng ở nước ta. Ngoài ra cây còn là một loại dược liệu trị sốt rất hiệu quả. Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về gáo vàng nhé!
Thông tin cơ bản
Tên tiếng Việt: Gáo nam, Gáo
Tên khoa học: Nauclea orientalis (L.) L.
Tên đồng nghĩa: Sarcocephalus cordatus (Roxb.) Miq.
Họ: Rubiaceae (Cà phê)
Đặc điểm cây
- Cây gỗ to cao, cành non màu nâu đậm, nhẵn, sau màu xám trắng.
- Phiến lá hình trái xoan, dài 8-25cm. Tù ở đỉnh, tròn và hình tim ở gốc phiến lá, màu lục bóng ở mặt trên, màu nâu nhạt ở mặt dưới. Cuống khía rãnh ở mặt trên, lá kèm hình trái xoan, dài hay bầu dục, tù và tròn ở đỉnh.
- Hoa tập trung thành hình đầu, đơn độc ở đầu cành. Hoa vàng hay trắng vàng, mùi thơm. Đài 5, tròn ở đỉnh, nhẵn, ống dài nhẵn, ngắn. Tràng 5, hình bầu dục ngược, nhẵn, ống tràng hơi có lông ở họng. Nhị 5, đính vào họng tràng, chỉ rất ngắn, bao phấn tù ở đỉnh. Bầu 2 ô, nhiều noãn.
- Quả dính lại với nhau thành một khối, hình cầu, mỗi quả 2 ô, mỗi ô chứa 5-8 hạt. Hoa nở vào tháng 3, quả chín vào tháng 7.
Nơi sống, thu hái và chế biến
- Cây gáo phân bố ở khắp nước ta, nhiều ở miền Nam. Thường thích ẩm và thấy mọc ở khe suối, chân đồi.
- Thường nhân dân bóc vỏ cây dùng tươi hay phơi khô dùng dần. Có nơi lấy cả gỗ, chẻ nhỏ phơi khô, có màu vàng nhạt vị rất đắng.
Bộ phận dùng
Bộ phận dùng chủ yếu là vỏ cây và gỗ. Sau khi lấy về vỏ sẽ được chẻ nhỏ phơi khô hoặc sấy khô.
Thành phần hoá học, tính vị
Thành phần hoá học
Theo Heckel và Schlagdenhauffeen (1883-1885) trong vỏ cây Sarcocephalus esculentus có chứa ancaloit tên là dounkakin nhưng nhiều tác giả tìm lại không thấy (Em.Pertoi-Matières premieres’usuelỉes du règne végétai, 1943-1944, tome 2, 2062).
Tính vị
Vỏ, lá và gỗ đều chứa các chất đắng.
Công dụng và những bài thuốc
Công dụng
- Vỏ gáo được nhân dân dùng làm thuốc chữa sốt dưới dạng thuốc sắc với liều 10-16g.
- Có thể dùng gỗ gáo thái mỏng, cũng sắc như vỏ gáo.
- Lá sắc dùng súc miệng, quả chát dùng chữa đi ỉa lỏng. Vỏ còn dùng nhuộm đen, màu bền
Bài thuốc có vỏ gáo
Chữa xơ gan cổ trướng :
- Vỏ gáo, cỏ sữa lớn lá, cỏ xước toàn cây. Ba vị bằng nhau, mỗi vị 10g. sắc uống trong ngày. Dùng liền trong 10-15 ngày (Kinh nghiệm nhân dân).
- Gỗ gáo được đóng đồ đạc thông thường.
Chữa cảm sốt: Dùng 10 – 16g vỏ cây Gáo. Rửa sạch rồi cho vào ấm, sắc uống.
Chữa bệnh tiêu chảy:
- Bài thuốc 1: Cần có 15g vỏ cây gáo tròn cùng với 10g khổ sâm. Các vị thuốc này rửa sạch, cho vào ấm sắc lấy nước, bỏ bã, uống 1 thang/ngày. Theo kinh nghiệm dân gian thì uống chỉ 2 thang thuốc là đã có hiệu quả.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị 1 to rễ cây gáo tròn. Rửa sạch dược liệu rồi cho vào ấm. Thêm 1 thăng nước đun kỹ trên lửa nhỏ. Chia làm nhiều lần uống trong ngày, mỗi lần chừng 100 – 150ml.
- Bài thuốc 3: 1 nắm vỏ cây gáo tròn, 1 nắm vỏ cây chòi mòi cùng 1 nắm vỏ cây van núi. Các vị thuốc này đem rửa sạch rồi cho vào ấm giữ nhiệt hãm lấy nước uống. Chia thành 3 – 4 lần uống trong ngày, mỗi lần uống khoảng 100ml.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
- Người bệnh không tự ý áp dụng.
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Nguồn: Tracuuduoclieu.vn