Site icon Medplus.vn

Cây khôi: Thảo dược quý hiếm chữa các bệnh về dạ dày, tiêu hoá

Cây khôi

Cây khôi

A. Thông tin về Cây khôi

Cây độc lực, Đơn tướng quân, Cây lá khôi, Khôi nhung, Khôi tía,… là những tên gọi mà người dân hay gọi thay cho cây khôi. Đây là một trong những loại thảo dược quý hiếm của nước ta, với việc cung cấp lá khôi làm thành phần thuốc chữa các bệnh liên quan đến tiêu hoá.

Tên khoa học: Ardisia sylvestris Pitarrd.

Họ: Đơn nem – Myrsinaceae

1. Mô tả cây

Cây khôi

2. Phân bố, thu hái

Phân bố

Cây khôi  mọc hoang tại các rừng rậm miền thượng du như: Lào Cai (Sapa), Lạng Sơn (Hữu Lũng), Quảng Ninh, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hà Tây (Ba Vì),…

Thu hái: Người ta thường hái lá và ngọn vào mùa hạ, phơi nắng cho tái rồi phơi và ủ trong râm.

3. Thành phần hoá học

Theo các nghiên cứu khoa học, lá cây có chứa các thành phần như tanin và glycosid.

4. Tác dụng dược lý

Một số nghiên cứu sơ bộ thí nghiệm của lá khôi trên thỏ, chuột bạch và khỉ cho thấy kết quả rất khả quan như sau:

Ngoài ra, các nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Quân Y 108 cũng chỉ ra rằng cây khôi có tác dụng giảm các triệu chứng viêm loét dạ dày: đau tức, khó tiêu, ợ hơi… đến 80 -100%, nồng độ dịch vị giảm về mức bình thường. Tuy nhiên, nghiên cứu còn thực hiện ở quy mô nhỏ nên khó có thể đánh giá khách quan, chính xác tác dụng của cây Khôi.

Viện y học cổ truyền cũng đã áp dụng lá khôi chữa khỏi một số trường hợp đau dạ dày và có nhận định sơ bộ như sau: Với liều 100g lá khôi trở xuống uống hằng ngày thì có thể từ đỡ đau đến hết đau, bệnh nhân ăn ngủ tốt. Nhưng nếu sử dụng tăng liều 250g/ngày thì lại khiến cho bệnh nhân mệt mỏi, người uể oải, da tái xanh.

B. Tính vị, công dụng và liều dùng

1. Tính vị

Lá khôi có vị chua, tính hàn. Được quy vào kinh tỳ vị.

2. Công dụng

Một trong những công dụng chính của cây khôi là bình can, giảm can khí uất – nguyên nhân chính gây ra bệnh dạ dày, vì thế nó được xem là một vị thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả trong dân gian.

3. Liều dùng

Ngày dùng 40-80g sắc uống phối hợp với các vị thuốc khác.

C. Đơn thuốc có chứa lá cây Khôi

1. Chữa viêm loét dạ dày tá tràng, đau vùng thượng vị, bụng đầy chướng, ợ hơi, ợ chua

Thành phần: Lá khôi 10g, Chút chít 10g, Bồ công anh 12g, Nhân trần 12g, Lá khổ sâm 12g.

Tán bột, mỗi ngày uống 30g với nước sôi để nguội.

2. Chữa viêm loét dạ dày tá tràng, đau vùng thượng vị, bụng đầy chướng, ợ hơi, ợ chua:

Thành phần: Lá khôi 20g, Khổ sâm 16g, Hậu phác 8g, Cam thảo nam 16g, Bồ công anh 20g, Hương phụ 8g, Uất kim 8g.

Sắc uống mỗi ngày một thang.

3. Chữa đau dạ dày hay đau vùng thượng vị, đói no cũng đau, hay ợ hơi, ợ chua:

Thành phần: Lá khôi 25g, Mẫu lệ 20g, Ô tặc cốt 15g, Thảo quyết minh 20g.

Đem tất cả các vị thuốc này sao vàng hạ thổ, tán bột mịn, ngày uống 3 – 4 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê.

D. Tham khảo

Theo kinh nghiệm của người dân miền ngược vùng Lang Chánh, Ngọc Lạc, Thanh Hóa thường dùng lá khôi chế biến, sắc uống để chữa đau bụng rất hiệu quả.

Dựa trên cơ sở đó, Hội Đông y Thanh Hóa cũng đã nghiên cứu ra bài thuốc chữa đau dạ dày, trong đó lá khôi (80g) là vị thuốc chính kết hợp cùng với lá Bồ Công Anh (40g) và lá Khổ sâm (12g), cam thảo (10g). Đem các vị thuốc này thái nhỏ, phơi khô, đun sắc với 400ml nước cho đến khi còn 100ml thì chia làm 2 lần uống trong ngày vào lúc đói dùng trong trường hợp: thể trạng sút kém, bụng đầy chướng, kém ăn, mệt mỏi, đau vùng thượng vị, đau từng cơn, lan ra hai bên sườn xuyên ra sau lưng, người bị viêm loét dạ dày tá tràng. Bài thuốc kết hợp 4 vị thuốc này đã được Hội đông y Thanh Hóa và các Viện Đông y sử dụng trong điều trị bệnh đau dạ dày rất có hiệu quả.

Không chỉ Thanh Hóa mà nhiều địa phương khác ở Nghệ An cũng đã dùng lá khôi chữa đau dạ dày, cho kết quả rất khả quan. Lá Khôi được dùng với lá Vối, lá Hoè nấu nước tắm cho trẻ bị sài lở, hoặc giã với lá Vối trộn với dầu vừng đắp nhọt cho trẻ. Đồng bào Dao dùng rễ cây Khôi thái nhỏ phơi khô ngâm rượu uống cho bổ huyết, lại dùng sắc uống chữa kiết lỵ ra máu, đau yết hầu và đau cơ nhục.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý:

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  4. Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.

Exit mobile version