Từ xa xưa, công dụng của cây mật gấu đã được vận dụng vào đời sống hàng ngày nư một loại thảo dược chữa được hầu hết các bệnh. Tuy nhiên cũng có nhiều thông tin nói cây mật gấu không nên sử dụng bừa bãi, dễ xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn. Để các bạn hiểu chi tiết và cụ thể hơn về cây mật gấu trị bệnh gì? Vậy thì hãy để Medplus sẽ tổng hợp và chia sẻ đến các bạn những thông tin cần biết về cây mật gấu nhé!
Thông tin về cây mật gấu
- Cây mật gấu hay còn gọi là cây Kim Thất Tai, cây Lá đắng. Cây mọc hoang nhiều ở các tỉnh vùng núi phía bắc có khí hậu mát mẻ như Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn…Ở phía nam hay miền trung, do khí hậu không thích hợp nên cây mật gấu vẫn có thể sống nhưng sẽ phát triểm chậm và kém hơn.
- Cây mật gấu trung bình cao khoảng 4-6m.
- Lá mật gấu dạng kép, lá dài 20-40cm hình lông chim mọc so le nhau. Đầu lá nhọn, mép lá cũng có nhiều răng nhọn.
- Hoa mọc thành cụm mọc ở thân và ngọn cây có màu vàng nhạt.
- Quả mật gấu hình trái xoan, nhiều thịt, đường kính tầm 1cm. Núm nhọn ở quả khi chín ngả dần sang xanh nâu rồi nâu.
Tác dụng chữa bệnh của cây mật gấu
- Giúp ổn định lượng tiểu đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
- Giúp giải độc gan, giúp hạn men gan và điều trị các triệu chứng của gan. Giúp thanh lọc cơ thể, tiêu viêm và tăng cường sức đề kháng
- Phòng và điều trị các bệnh gở lở, ngứa, viêm loét chân tay, và các bệnh về rôm sảy vô cùng hiệu quả
- Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, các bệnh về phong tê thấp, giảm bớt đau lưng, đau xương và tê mỏi chân tay
- Giúp tiêu hóa tốt, giúp tiêu hóa khỏe mạnh, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, hỗ trợ giải độc gan, giảm cân cho người béo phì
- Chữa những bệnh về hệ tiêu hóa, bệnh đường ruột, viêm đại tràng: các chứng bệnh về đường tiêu hóa, kiết lị, đau bụng tiêu chảy, chán ăn, ăn không tiêu, phân sống, viêm dại tràng và nhiễm khuẩn đường ruột.
- Hỗ trợ điều trị bệnh sỏi mật: bảo vệ thận và kháng viêm, làm mát gan, lợi mật, bảo vệ thận khỏi thận hư và suy thận. Dùng cây mật gấu giúp giảm những triệu chứng đau bụng và tăng sức đề kháng cơ thể.
Các bài thuốc từ cây mật gấu
1/ Cây mật gấu trị bệnh khó tiêu, ăn uống kém, kiết lị, tiêu chảy
- Rễ mật gấu: 10-20gr
- Cho vào ấm, thêm 1,5-2 lít nước
- Đun sắc sôi bùng
- Hãm lửa nhỏ liu riu đun thêm 15-20 phút
- Chắt nước uống hằng ngày
2/ Cây mật gấu trị bệnh về gan: mát gan, giải độc và giã rượu
- Thân, rễ cây lá đắng: 10-20gr
- Rửa sạch, thái lát nhỏ
- Cho rễ thân mật gấu đã chuẩn bị vào nồi
- Đun sôi 15 phút
- Để lửa nhỏ liu riu 10-15 phút tiếp theo
- Chắt nước ra uống hằng ngày
3/ Trị viêm túi mật hay sỏi thận, đau vùng gan mật dữ dội.
- Thân, rễ cây lá đắng: 30g
- Rửa sạch, thái lát nhỏ
- Cho vào ấm
- Đổ 2 lít nước ngập thuốc
- Đun sắc cạn chắt 1 bát
- Lại đổ thêm nước đun( 3 lần)
- Ngày uống 3 bát
4/ Trị các triệu chứng về rối loạn tiêu hoá, đường ruột, tê thấp
- Cây lá đắng: 1kg
- Rửa sạch chẻ nhỏ thái lát
- Phơi khô.
- Trước khi cho bình ngâm tráng qua 1 lượt rượu trắng
- Cho mật gấu đã chuẩn bị vào bình thủy tinh hoặc bình sứ
- Đổ 10 lít rượu trắng ngon: 40-45 độ
- Ngâm đậy nắp 30-40 ngày
- Rượu chuyển sang màu vàng là có thể dùng được
5/ Cây mật gấu trị xuất tinh sớm, duy trì đời sống tình dục
- Lá mật gấu: 10 lá
- Rửa sạch cho vào bình, hãm với 1,5 lít nước sôi
- Ngâm hãm khoảng 15 phút là có thể uống
- Uống thay nước lọc hàng ngày
6/ Trị thoái hóa đốt sống cổ
- Lá đắng 8 lá
- Rửa sạch
- Giã nát hoặc xay nhuyễn
- Pha thêm ½ cốc bia
- Vắt lấy nước uống trước khi đi ngủ
Một số lưu ý khi dùng cây mật gấu
Khi dùng cây mật gấu để điều trị bệnh, bệnh nhân cần lưu ý một số điểm sau:
- Dùng cây lá đắng với số lượng lớn có thể gây ra những triệu chứng như hạ huyết áp, táo bón, hạ đường huyết,… Để xử lý tình trạng dùng quá liều, hãy giảm liều dùng hoặc tạm ngưng dùng thuốc. Nếu các triệu chứng trên vẫn chưa biến mất, hãy đến gặp bác sĩ để được giải quyết.
- Người có huyết áp thấp không nên dùng cây mật gấu.
- Không nên bỏ thuốc tây khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Các bài thuốc từ cây mật gấu chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, không thể thay thế thuốc tây đặc trị.
- Trường hợp phụ nữ có thai KHÔNG được dùng. Loại dược liệu này có khả năng gây ra sẩy thai rất cao.
- Trong quá trình dùng các bài thuốc từ cây lá đắng để trị bệnh, người bệnh cần kết hợp với việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, ngủ đủ giấc, duy trì lối sống làm mạnh, rèn luyện sức khỏe hàng ngày, tránh xa chất kích thích,… để bệnh mau chóng được đẩy lùi, sức khỏe phục hồi.
Tóm lại, cây lá đắng có nhiều tác dụng đối với sức khỏe như tiêu độc, chống ung thư, kháng viêm, kiểm soát đường huyết, hạ sốt,… Do đó, còn được ứng dụng trong Đông y để chữa nhiều chứng bệnh như đau nhức xương khớp, ho có đờm, ho lâu ngày, rối loạn tiêu hóa,…
Xin lưu ý:
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
- Không tự ý áp dụng mà chưa tìm hiểu kỹ về bài thuốc cũng như nguyên nhân gây bệnh.
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những tin tức mới nhất về sức khỏe bạn nhé!
Nguồn tham khảo: