Site icon Medplus.vn

Cây Mặt Quỷ và TOP 3+ bài thuốc công hiệu nhất 2020

14 cay mat quy - Medplus

Cây Mặt Quỷ luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Mặt quỷ, Nhàu lông, Cây gạch

Tên khoa học: Morinda umbellata L.

Tên đồng nghĩa: Morinda scadens Roxb.

Họ: Rubiaceae (Cà phê)

1. Đặc điểm dược liệu

Mặt quỷ là một loại cây mọc tỏa, thân leo có thể dài tới khoảng 10m. Lá cây có hình trứng rộng, đầu tù hoặc nhọn dài, phía cuống thường hẹp lại. Chiều dài lá khoảng 2 – 12,5cm, rộng khoảng 3 – 4cm. Lá nhẵn, hay có lông ở mặt dưới, phần cuống dài khoảng 1cm, mỗi lá thường có 4 – 6 cặp gân phụ.

Hoa có màu trắng xếp thành đầu hay thành hình tán ở ngọn nánh với đường kính khoảng 6mm. Tràng có ống chứa lông ở vùng cổ, thùy 4 thon, cây có thể ra hoa quanh năm.

Quả hạch dính nhau có màu đỏ, rộng khoảng 8 – 10mm, gần như có hình cầu dẹp. Bề mặt quả xù xì, hình thù quái dị, đây cũng là lý do cây có tên mặt quỷ. Nhân quả cao 4mm, dày 2mm, mỗi nhân quả sẽ chứa 1 hạt.

2. Bộ phận dùng

Toàn cây mặt quỷ được dùng để làm vị thuốc. Tuy nhiên, phần thân rễ và lá là được dùng phổ biến nhất.

3. Phân bố

Cây mặt quỷ được tìm thấy ở nhiều nước nhiệt đới như Trung Quốc hay Nhật Bản và một số nước châu Mỹ. Riêng ở Việt Nam, cây mọc rất phổ biến ở những đồi cây bụi hoặc rừng thưa ở rất nhiều tỉnh, điển hình như ở Cao Bằng, Quảnh Ninh, Lạng Sơn…

4. Thu hái và sơ chế

Lá và thân cây có thể thu hái quanh năm, riêng lá có thể dùng tươi đắp ngoài da. Còn rễ thường được thu hái vào mùa xuân hay mùa thu. Sau khi đào về đem rửa sạch rồi loại bỏ rễ con, ngâm nước ấm rồi cắt ngắn và phơi khô.

5. Bảo quản

Dược liệu đã được sơ chế khô cần cho vào đựng trong túi kín, để ở những nơi khô thoáng, tránh mối mọt, ẩm mốc.

Công dụng và Liều dùng

1. Tính vị

Dược liệu được ghi nhận là có vị cay, ngọt và tính hơi nóng.

2. Quy kinh

Chưa tìm thấy tài liệu nghiên cứu.

3. Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền

Theo y học hiện đại

4. Cách dùng – liều lượng

Dược liệu có thể được dùng ngoài da nhưng phổ biến nhất là dùng ở dạng nước sắc. Liều lượng được khuyến cáo cho một ngày là khoảng từ 8 – 20g. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể điều chỉnh cho hợp lý. Nhất là khi kết hợp dùng được liệu chung với các vị thuốc khác.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Bài thuốc chữa giun sán, lỵ

2. Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp

3. Bài thuốc chữa mẩn ngứa

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Mặc dù có tác dụng trị bệnh rất tốt nhưng cây mặt quỷ lại có tính độc. Chính vì thế người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng dược liệu cho bất cứ mục đích nào. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, trước khi dùng cần hỏi kỹ ý kiến thầy thuốc hoặc những người có chuyên môn.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version