Site icon Medplus.vn

Cây Muối – Top 7 bài thuốc trị bệnh “thần kỳ”

cay-muoi-top-7-bai-thuoc-tri-benh-than-ky

cay-muoi-top-7-bai-thuoc-tri-benh-than-ky

Cây Muối luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

cay-muoi-top-7-bai-thuoc-tri-benh-than-ky

Tên tiếng Việt: Muối, Ngũ bội tử, Diêm phù mộc, Bầu bí, Chu môi, Đìu khụi, Bơ pật (Thái), Mạy piệt (Tày), Dã sơn, Sơn bút

Tên khoa học: Rhus chinensis Mill.

Tên đồng nghĩa: Rhus semialata Murr.

Họ: Anacardiaceae (Đào lộn hột)

1. Đặc điểm dược liệu

Cây muối là cây thân gỗ, tên khoa học là Rhus Chinesis Mill. Hay còn được gọi khác là Diêm phu mộc. Loài cây này cao khoảng 1 đến 10 mét. Có phần cành non phủ nhiều lông mềm màu hơi hung. Lá cây thuộc dạng lá kép, mọc hơi so le.

Hình hơi lông chim, dài từ 20 đến 30 cm. Mỗi cành có từ 10 đến 15 lá hình mũi mác, dài khoảng 12cm, rộng 5cm, phần đầu lá hơi nhọn,

Mặt trên lá có màu hơi sỉn, lá nhạt hơn mặt dưới. Gân lá nổi rõ trên mặt lá, mép lá có các khía hình răng cưa. Phần cuống lá hình trụ. Lá cây thường bị côn trùng đục lá, ấu trùng sâu thường hay lên lá này đục ăn.

2. Thu hái và phân bố

Cây muối có nguồn gốc từ Nhật Bản, Trung Quốc và Malaysia. Ở nước ta, cây thường mọc thành các bụi, mọc hoang dại ở các đồi núi. Thường được thấy ở các tỉnh như Gia Lai, Lâm Đồng,…

Cây thường được thu hái phần rễ để làm thuốc. Thường thu hoạch vào mùa hè, đầu mùa thu. Phần dược liệu thường được đem đi phơi khô, sau đó đóng gói bảo quản, tránh mối mọt.

3. Bộ phận dùng

Cả rễ lá quả của cây đều có thể được dùng làm vị thuốc. Tuy nhiên ngũ bội tử – tức những nốt dài ở trên cuống lá và cành do ấu trùng của sâu Schlechtendalia chinensis gây ra là được dùng phổ biến nhất.

4. Bảo quản

Phần dược liệu đã được phơi khô cần bảo quản ở trong túi kín và để nơi thoáng mát để tránh ẩm mốc hay mối mọt.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

Acid gallic và tanin là 2 thành phần chính có trong dược liệu cây muối. Phần ngũ bội tử cũng chứa hàm lượng lớn tanin. Ngoài ra dược liệu còn chứa các thành phần khác như:

2. Tính vị

Phần ngũ bội tử có vị chát, hơi chua và tính bình. Còn phần rễ và lá thì lại có vị mặn và tính mát.

3. Quy kinh

Được quy vào các kinh: Thận, Phế, Đại trường…

4. Tác dụng của cây muối

Tác dụng của cây muối đặc biệt tốt trong việc điều trị bệnh khi kết hợp với một số vị thuốc khác. Nó được sử dụng độc vị, hoặc dùng chung với cây nổ, quýt gai, cây phèn đen để tạo nên bài thuốc điều trị thận hư. Rất nhiều bệnh nhân đã dùng bài thuốc từ cây muối và khỏi bệnh.

5. Cách dùng – liều lượng

Tùy thuộc vào từng bài thuốc và mục đích sử dụng mà có thể dùng dược liệu cây muối bằng cách sắc lấy nước uống hay dùng đắp ngoài da. Liều lượng được khuyến cáo là khoảng từ 15 – 60g/ngày, có thể điều chỉnh khi kết hợp với các vị thuốc khác vào bài thuốc cụ thể.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

cay-muoi-top-7-bai-thuoc-tri-benh-than-ky

1. Bài thuốc trị đau răng, loét lợi

2. Bài thuốc chữa chứng trớ ở trẻ em

3. Bài thuốc chữa thủy thũng

4. Bài thuốc chữa kiết lỵ ra máu lâu ngày

5. Bài thuốc trị bệnh thận hư, thận ứ nước

6. Bài thuốc trị đau bụng, đi tiêu lỏng

7. Bài thuốc trị ho lâu ngày, khạc ra máu

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Cây muối mặc dù được cho là có công dụng trị bệnh rất tốt nhưng bạn cần thận trọng trước khi áp dụng các bài thuốc từ dược liệu này. Bởi có một số bài thuốc vẫn chưa được kiểm chứng rõ ràng về tính hiệu quả.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version