Site icon Medplus.vn

Cây ớt: Từ thực phẩm cay cho đến vị thuốc chữa các bệnh về thương hàn

Cây ớt

Cây ớt

A. Thông tin về Cây ớt

Chỉ có duy nhất tên gọi Ớt khi gọi loại thực phẩm này. Ngoài chức năng thực phẩm, đây còn là thành phần của những bài thuốc trị các bệnh về cảm, thương hàn.

Tên khoa học: Capsicum frutescens L.

Họ: Cà – Solanaceae.

1. Mô tả cây

2. Bộ phận dùng

Người ta sử dụng các bộ phận chính của cây như: Quả, rễ, thân, cành – Fructus, Radix, Caulis et Ramulus Capsici Frutescentis.

3. Phân bố và thu hái

Cây ớt có gốc ở Nam Mỹ châu (Brazil) được nhập từ lâu, nay phổ biến khắp nơi. Ta thường dùng quả làm gia vị, dùng tươi hay phơi khô. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi.

4. Thành phần hoá học

B. Vị thuốc Cây ớt

Tính vị:

Quy kinh: Quả ớt tác dụng vào 2 kinh Tâm và Tỳ

Tác dụng:

C . Bài thuốc có vị Ớt

1. Chữa ỉa chảy ra toàn nước do bệnh lỵ:

Sáng sớm, lấy 1 trái ớt, bọc vào váng đậu phụ (đậu hủ bì, đậu hủ y) và nuốt.

2. Chữa sốt rét:

Dùng hạt cây ớt, mỗi tuổi dùng 1 hạt, tối đa 20 hạt: ngày uống 2 lần, chiêu bằng nước sôi; liên tục từ 3-5 ngày.

3. Rượu ớt chữa khớp xương đau nhức:

Chữa khớp xương đau nhức do nhiễm lạnh hoặc đòn ngã tổn thương: Mỗi lần uống 15ml, hoặc lúc đầu uống 5ml, sau tăng dần lên 15ml, ngày uống 2 lần.

4. Viêm tấy mô liên kết (phlegmona), dẫn đến loét:

Cho ớt vào chảo sao khô, nghiền mịn, rắc vào vết thương, ngày 1 lần.

5. Chữa tổn thương do lạnh giá (đông sang):

Dùng ớt sắc lấy nước rửa, hoặc nấu trong dầu thực vật (thành “dầu ớt”), bôi vào chỗ da bị bệnh.

6. Chữa bệnh vẩy nến:

Lá ớt cay 1 nắm to (1 nắm chặt tay và đem sao chín nhưng không cháy), tinh tre đằng ngà cạo lấy 1 bát, lá sống đời (lá thuốc bỏng) 7-9 lá, thiên niên kiện khoảng 300g. Tất cả cho vào nồi với 2 lít nước, đun sôi kỹ, uống dần thay nước chè, uống chừng 3 ấm là khỏi.

7. Đau bụng kinh niên:

Rễ cây ớt, rễ chanh, rễ hoàng lực, mỗi thứ khoảng 10g. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang.

8. Chữa khản cổ:

Dùng ớt làm thuốc súc miệng (dưới dạng cồn thuốc).

9. Chữa rắn rết cắn:

Lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức thì bỏ đi. Ngày đắp 1-2 lần cho đến khi hết đau. Thường chỉ 15-30 phút thì hết đau.

10. Chữa đau dạ dày do lạnh:

Ớt trái 1-2 quả, Nghệ vàng 20g, tán bột uống ngày 2-3 lần.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý:

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.

Exit mobile version