Site icon Medplus.vn

Cây Râu Hùm và những công dụng chữa bệnh ít người biết

Cay Rau Hum - Medplus

Cây Râu Hùm

A. Thông tin về cây Râu hùm

Râu hùm hay còn được gọi là Phá lủa (Tày), Ngải rợm, Nưa, Cẩm địa la, Râu hùm hoa tía, Ping đô (Kdong), Cu dòm (Bana)
Tên khoa học: Tacca chantrieri Andre, Tên đồng nghĩa: Tacca paxiana Limpr, thuộc Họ: Taccaceae (Râu hùm)

1. Đặc điểm của cây

  • Là loại cây cỏ, sống dai
  • Thân rễ gần hình trụ, mọc bò dài, có đốt
  • Lá hình mác thuôn hoặc trái xoan – bầu dài 50 cm, rộng 20 – 25 cm, gốc tù lệch nhau, đầu nhọn, mặt trên màu lục sẫm, nhẵn bóng, mặt dưới 1 khi có ít lông nhỏ, mép lá nguyên, lượn sóng, gân nối rõ ở mặt dưới
  • Cụm hoa mọc trên một cán thẳng hoặc cong thành tán, ngắn hơn lá, nhẵn hoặc có ít lông
  • Quả nang dài, màu đỏ tím; hạt hình thận, có vân dọc
  • Mùa hoa vào các tháng 7-8; mùa quả vào tháng 9-10.
Hình ảnh cây Râu Hùm

2. Phân bố và thu hái

Phân bố:

  • Râu hùm đã phát hiện được ở 26 tỉnh miền núi và trung du.
  • Vùng phân bố của cây chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền núi từ Tây Nguyên trở ra, bao gồm Gia Lai, Quảng Nam, Quảng Bình, Kon Tum, Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình, Hoà Bình, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Sơn La…
  • Đặc biệt ưa ẩm và ưa bóng, mọc rải rác hay tập trung thành từng đám dọc theo các bờ khe suối dưới tán rừng.

Thu hái:

  • Thời vụ trồng vào tháng 2-3. Sau khi làm đất, lên luống cao 20 – 30 cm, rộng 1,2 m hoặc tạo thành vạt rộng, bổ hốc với khoảng cách 30 x 40 cm hoặc 40 x 50 cm
  • Củ giống được trồng ở độ sâu 5-7 cm, phủ đất nhỏ và tưới nước, giữ ẩm.

Chế biến: Thân và rễ đem đi rửa sạch, thái lát phơi hay sấy khô.

3. Bộ phận dùng

Dùng thân và rễ (thu hái quanh năm).

4. Tính vị

Râu hùm có vị đắng, cay, tính mát, có độc, có tác dụng thanh nhiệt, lý khí, chỉ thống.

5. Thành phần hoá học

Thân rễ râu hùm chứa saponin steroid. Khi thủy phân cho diosgenin, β sitosterol, taccaosid. (CA, 1981, 94 . 61731T; CA. 1984,100.117830v).

B. Công dụng

Râu hùm chỉ mới được dùng trong phạm vi y học dân gian nhưng đã được đồng bào vùng cao tận dụng để hỗ trợ chữa các bệnh rất hiệu quả như:

  • Điều trị viêm đại tràng, tăng cường tiêu hóa
  • Bệnh viêm dạ dày
  • Chứng kinh nguyệt không đều
  • Hạ huyết áp
  • Mất ngủ, do áp lực công việc căng thẳng
  • Đau nhức mình mẩy (Đau thần kinh tọa).

C. Các bài thuốc trị bệnh từ Râu hùm

1) Điều trị viêm dạ dày, đại tràng bằng cây râu hùm

Củ râu hùm khô 20g (Dùng dạng thái lát khô hay tán bột) đun với 1 lít nước.

Đun cạn còn khoảng 400ml, chia 3 lần uống sau bữa ăn 30 phút.

2) Kinh nguyệt không đều

Củ khô 10g, củ cỏ gấu 15g. Đun với 500ml nước, đun cạn còn 300ml chia 3 lần uống trong ngày.

4) Cao huyết áp, mất ngủ

Củ râu hùm phơi khô tán bột 20g, hãm với 300ml nước uống hàng ngày, nhất là buổi tối trước khi đi ngủ.

5) Đau thần kinh tọa, đau nhức mình mẩy

Ngâm củ râu hùm làm rượu uống, cách làm và liều dùng như sau:

  • Củ tươi 3kg hoặc củ phơi khô 1kg. Đem ngâm với 4 lít rượu gạo loại ngon, ngâm trong thời gian 1 tháng là dùng được.
  • Rượu râu hùm có vị hơi đắng tuy nhiên không khó uống. Rượu có công dụng giảm đau nhức vai gáy, lưng.
  • Rất tốt cho các bác đang mắc các bệnh về thần kinh tọa, tê mỏi vai gáy.
  • Mỗi ngày nên dùng khoảng 2 ly rượu râu hùm trong mỗi bữa ăn sẽ có tác dụng rất tốt.

*Lưu ý: Theo kinh nghiệm của người dân tộc Tày vùng Tây Bắc.

D. Lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ Râu hùm

Do có tác dụng giảm huyết áp, nên những bệnh nhân bị huyết áp thấp hạn chế sử dụng hoặc dùng với liều lượng bằng một nửa so với người bình thường.

Có thể thêm khoảng 3 lát gừng mỏng trong quá trình sử dụng để tránh hiện tượng tụt huyết áp.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cây Râu hùm cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.

 

Exit mobile version