Site icon Medplus.vn

Cây sảng – Dược liệu chuyên trị sưng tấy, mụn nhọt

cay sang duoc lieu chuyen tri sung tay mun nhot 1 - Medplus

Sảng luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Sảng, Sảng lá kiếm, Trôm mề gà, Quả thang, Sang sé

Tên khoa học: Sterculia lancelata Cavan

Họ: Sterculiaceae (Trôm)

1. Đặc điểm dược liệu

Cây sảng là thực vật thân gỗ sống lâu năm, cây thường mọc ở vùng rừng núi, đặc biệt là loài cây này thường chủ yếu sinh trưởng tốt ở các sườn đồi vùng trung du. Cây ưa đất ẩm và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu phía Bắc. Do có bóng mát  và dễ sinh trưởng nên cây sảng cũng được trồng để cho bóng mát, làm cảnh ở một số gia đình.

Cây sảng có chiều cao khoảng  3-10m, thân cây phân thành nhiều nhánh non mảnh, có lông. Cây thuộc loài lá đơn, bản lá nguyên, mỗi phiến lá có hình ngọn giáo hay thuôn và mặt dưới lá có lông sao, lá cây có gân bên 5-7 đôi, lá kèm nhọn.

Vào tháng 4 – 7 là mùa hoa sảng nở. Chùm hoa sảng mảnh, ở nách lá có vô số lông mềm hình sao; mỗi nhánh hoa rất nhỏ mang từ 1-5 hoa. Quan sát rõ cây có lá bắc hình dải, ngắn và dễ rụng với đài hoa hình chuông, mỗi hoa cao 5-7mm. Hoa sảng đực có cuống bộ nhị không lông, và bao phấn xếp hai dãy; hoa sảng cái có bầu nhiều lông với hình cầu đặc trưng. Quả sảng vào mùa từ tháng 8 đến tháng 10, đại đỏ, có lông dài từ 5-8cm;. Qủa cây sảng có hạt 4-7, đen, mỗi hạt to 9x12mm có thể ăn được. Cây sảng ít bị rụng lá, đặc biệt là khi quả sang nở màu đỏ rực, bung xoè đẹp mắt.

Cây sảng thường được người dân tại địa phương trồng làm cây che bóng mát và cây cảnh. Cây sảng mang nhiều ý nghĩa phong thủy, người dân trồng cây với mong muốn đem lại cuộc sống đủ đầy và sang giàu, do gọi là cây Sang nên ý nghĩa của cây là sự sang giàu, thịnh vượng.

2. Bộ phận dùng

Bộ phận vỏ cây, lá, hạt của cây sảng thường được thu lượm để làm thuốc trị bệnh.

3. Nơi sống và thu hái

Cây sảng sinh trường khỏe mạnh và phổ biến ở những khu rừng thứ sinh trải dài từ Hoà Bình, Quảng Ninh tới Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, cây cũng nằm rải rác ở Ninh thuận. Người ta thu hái vỏ cây sảng quanh năm, dùng tươi hay phơi khô đều có tác dụng làm thuốc.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

Chưa được ghi nhận cụ thể trong tài liệu nghiên cứu. Nhìn chung vỏ cây sảng có chứa chất nhầy, tanin.

2. Công dụng

Cây Sảng là vị thuốc quý, vỏ cây thường được dùng dưới dạng tươi hay khô để chữa các bệnh như sưng tấy, mụn nhọt, áp xe.

Liều dùng: mỗi lần dùng 20 – 30g tươi, giã nát với muối đắp.

Ở Quảng Tây  – Trung Quốc, vỏ cây còn được người dân dùng để sắc uống chữa khí hư, bạch đới. Lá tươi giã đắp chữa dòn ngã tổn thương. Hạt ăn được và được dùng chữa hảo khát, nóng phổi.

Ngoài công dụng trị bệnh là chính, dược liệu còn được trồng để làm cảnh và che bóng.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

3.1. Bài thuốc chữa sưng tấy, mụn nhọt

Dùng khoảng 20 – 30g vỏ cây Sảng, đem rửa sạch bụi bẩn rồi giã với muối. Đắp trực tiếp lên vết thương (không dùng cho vết thương hở, lở loét, vết thương chảy dịch mủ), dùng băng gạc cố định lại. Có thể dùng đến khi vết thương giảm sưng.

3.2. Bài thuốc chữa bỏng ngoài da

Bỏng là chấn thương rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Cần chú ý xử trí đúng để tránh nhiễm trùng hoặc làm nặng thêm vết bỏng.

3.3. Bài thuốc giúp giảm đau

Vỏ cây sảng tươi rửa sạch. Giã nát với 1 thìa muối cùng một ít nước nóng, chắt lấy nước đem bôi lên vùng da bị sưng đau (không dùng cho vết thương hở) do chấn thương.

Thực hiện mỗi ngày từ 2 – 3 lần sẽ thấy hiệu quả giảm đau tốt.

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Người bị viêm da có mủ, có vết thương hở không sử dụng cây đắp trực tiếp lên da. Phương thuốc chỉ điều trị đáp ứng cho những trường hợp tổn thương đau nhức chứ không có tác dụng chữa viêm loét. Nếu tự ý sử dụng có thể gây nhiễm trùng, dễ dẫn đến hoại tử. Tuyệt đối không sử dụng vỏ cây điều chế thuốc qua đường uống. Hiện vẫn chưa có ghi nhận về những tác dụng phụ của vị thuốc này. Vì thế người bệnh nên cân nhắc trước khi sử dụng thuốc điều trị.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

 

Exit mobile version