Cây Sậy có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh, nếu dùng không đúng cách thì các vấn đề rủi ro sẽ dễ dàng phát sinh. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!
Thông Tin Dược Liệu
Tên tiếng Việt: Sậy, Sậy trúc
Tên khoa học: Arundo donax L.
Họ: Lúa (Poaceae)
1. Đặc điểm dược liệu
Sậy là một loại cây sống lâu năm có phần rễ bò dài và rất khỏe. Thân cây cao tới khoảng 2 – 4m, thẳng đứng, rỗng ở giữa và có đường kính khoảng 1,5 – 2cm.
Lá phẳng, nhẵn, hình dải hoặc hình mũi mác, dài khoảng 30 – 40cm, rộng khoảng 1 – 3,5cm. Phần mỏ lá nhọn kéo dài, mép lá ráp, các lá xếp ca nhau và ôm lấy thân ở phía gốc. Lưỡi bẹ có dạng vòng lông ngắn và lá thường khô vào mùa lạnh.
Hoa mọc thành từng cụm dạng chùy có màu tím hoặc tím nhạt, dàu 15 – 45cm và hơi cong rũ. Phần cuống chung có lông mềm mọc dày đặc ở gốc, phần nhánh rất mảnh. Bông nhỏ mang khoảng 3 – 6 hoa, phần mày rất nhọn, xòe ra khi chín.
2. Bộ phận dùng
Rễ của cây sậy chính là bộ phận được sử dụng để làm vị thuốc.
3. Phân bố
Ở nước ta, cây sậy mọc hoang ở những nơi ẩm ướt, đầm lầy, bờ nước, nhất là ở các tình Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang…
4. Thu hái và sơ chế
Dược liệu có thể được thu hái vào bất cứ khoảng thời gian nào trong năm. Nên chọn những rễ mọc về phía nước ngược, to mập có sắc trắng và hơi ngọt. Sau khi thu hái về đem phơi khô và sắc vàng nhạt, những rễ nhỏ nát và nhẹ thì bỏ đi không dùng.
5. Bảo quản
Dược liệu đã qua sơ chế cần bảo quản trong túi kín ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.
Công dụng và Liều dùng
1. Tính vị
Các tài liệu Đông y ghi nhận vị thuốc có vị ngọt và tính hàn.
2. Thành phần hóa học
Phân tích dược liệu cây sậy phát hiện một số thành phần sau:
- Asparagin
- Các loại đường
- Protein
- Arginin
- In vitro
3. Tác dụng dược lý
Theo y học hiện đại
Hiện chưa có nghiên cứu chính thống ghi nhận tác dụng dược lý của cây sậy.
Theo y học cổ truyền
- Công dụng: Tả hỏa, thanh nhiệt, lợi thủy, sinh tân.
- Chủ trị: Viêm dạ dày cấp, chữa ho, viêm phế quản, đau họng, nôn mửa, táo bón, rối loạn kinh nguyệt, miệng khô, phiền nhiệt, phế ung…
4. Cách dùng – liều lượng
Vị thuốc thường được dùng phổ biến bằng cách sắc lấy nước uống. Có thể kết hopwj với các loại vị thuốc khác để nâng cao hiệu quả điều trị. Liều dùng được khuyến cáo cho một ngày vào khoảng từ 20 – 40g.
Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu
1. Bài thuốc chữa chứng ợ hơi chua do vị nhiệt
- Chuẩn bị: 20g rễ cây sậy, 14g tỳ bà diệp, 12g sinh khương, 20g trúc nhự.
- Thực hiện: Các vị thuốc này đem cho hết vào ấm sắc cùng 1 thăng nước trong khoảng 10 phút. Chia làm nhiều lần uống trong ngày với liều chỉ 1 thang/ngày.
2. Bài thuốc chữa phế nhiệt kèm ho, khạc đờm đặc và áp xe phổi
- Chuẩn bị: 30g rễ cây sậy, 14g ngư tinh thảo, 14g kim ngân hoa, 14g đông qua nhân.
- Thực hiện: Các vị thuốc này đem sắc chung với 1 lít nước để thu lấy khoảng 300ml. Chia đều thành 3 lần uống trong ngày, dùng mỗi ngày chỉ 1 thang.
3. Bài thuốc trị nôn mửa, viêm dạ dày cấp
- Chuẩn bị: 30g rễ cây sậy ở dạng tươi, 9g trúc nhự, 8g gạo tẻ.
- Thực hiện: Các vị thuốc cho vào nồi nấu trên lửa nhỏ đến khi gạp nhừ. Tiến hành lọc bỏ bã rồi thêm ít nước cốt gừng vào để uống, dùng 1 thang/ngày.
4. Bài thuốc trị viêm đường hô hấp, viêm da, viêm đường tiết niệu
- Chuẩn bị: 150g rễ cây sậy cùng với 120g mạch đông.
- Thực hiện: Các vị thuốc trên đem rửa sạch, thái vụn rồi phơi hay sấy cho khô. Sau đó trộn đều rồi bảo quản trong lọ kín. Mỗi lần dùng lấy ra 30g rồi hãm với nước sôi nóng trong bình kín sau khoảng 20 phút là có thể dùng được. Sử dụng thay nước trà hằng ngày với liều đúng 30g/ngày.
5. bài thuốc trị ôn bệnh thời kỳ sau tân dịch khô khát
- Chuẩn bị: 24g rễ cây sậy, 12g mạch môn, 12g thiên hoa phấn cùng với 3g cam thảo.
- Thực hiện: Cho tất cả vị thuốc vào ấm sắc lấy nước uống mỗi ngày chỉ 1 thang.
6. Bài thuốc chữa viêm thận cấp
- Chuẩn bị: 50g rễ cây sậy, 30g rễ cỏ tranh cùng với 30g rễ diếp cá.
- Thực hiện: Các vị thuốc đem sắc lấy nước uống 3 lần/ngày, mỗi ngày dùng 1 thang. Cần duy trì liên tục trong vòng 1 tháng và lưu ý trong thời gian này cần kiêng tuyệt đối muối.
7. Bài thuốc chữa đầy bụng, kém ăn
- Chuẩn bị: 20g rễ cây sậy cùng với 6g gừng tươi.
- Thực hiện: Cho 2 vị thuốc trên vào ấm sắc lấy khoảng 150ml. Uống sau bữa ăn khoảng 15 phút.
8. Bài thuốc chữa bệnh viêm phế quản mãn tính
- Chuẩn bị: 20g rễ cây sậy, 10g hoa kim ngân, 15g ngư tinh thảo, 10g liên kiều, 9g bồ công anh, 9g sa sâm, 6g trần bì và 9g qua lâu.
- Thực hiện: Tất cả vị thuốc trên cho cả vào ấm sắc lấy nước uống 3 lần/ngày, mỗi ngày dùng 1 thang.
Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh
Rễ cây sậy có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh nhưng nếu dùng không đúng cách thì các vấn đề rủi ro sẽ dễ dàng phát sinh. Đặc biệt, trong một số trường hợp, việc dùng dược liệu này để làm vị thuốc là không nên:
- Theo Đông Dược Học Thiết Yếu: Những người bị trúng nắng nhưng không có hỏa hay tân dịch chưa bị tổn thương thì tuyệt đối không sử dụng.
- Theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách: Những đối tượng tỳ vị hư hàn không nên sử dụng dược liệu này.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam