Site icon Medplus.vn

CÂY SỮA – Dược liệu với ĐA TÁC DỤNG ” Thần kỳ “

cay-sua-duoc-lieu-voi-da-tac-dung-than-ky

cay-sua-duoc-lieu-voi-da-tac-dung-than-ky

Theo tài liệu cổ: Cây sữa có Vị đắng, tính mát. Có tác dụng Thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, chỉ thống, bình suyễn, chỉ khái, phát hãn, dùng ngoài cầm máu. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !

Thông tin cơ bản

cay-sua-duoc-lieu-voi-da-tac-dung-than-ky

1. Thông tin khoa học:

2. Mô tả cây

3. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố

Thu hoạch

Bộ phận dùng

Chế biến

Công dụng và tác dụng chính

A. Thành phần hoá học

B. Tác dụng dược lý

Chống viêm, giảm cơn ho, hen suyễn và cơn đau:

Một số alkaloid trong dược liệu có tác dụng giảm ho hen, chống viêm và giảm cơn đau ngoại vi ở chuột thực nghiệm.

Tác dụng làm giảm khả năng sinh sản:

Cho chuột đực uống thuốc sắc từ vỏ cây sữa nhận thấy tuyến tiền liệt, túi tinh và tinh hoàn giảm trọng lượng đáng kể. Sử dụng trong thời gian dài có thể làm giảm chức năng sinh sản và hoạt động của tinh hoàn.

Có tiềm năng trị đái tháo đường:

Methanol trong lá của cây sữa có thể chống lại alpha-glucoside. Do đó một số chuyên gia nhận thấy, vị thuốc này có tiềm năng phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường.

Tác dụng kiểm soát ung thư:

Alcaloid trong cây sữa có tác dụng chống lại tế bào ung thư và tăng khả sống sót của chuột thực nghiệm.

Trị sốt rét:

Một số alcaloid trong hoa sữa như echitamine, echitenine và ditamine có thể sử dụng để thay thế Quinine trong điều trị sốt rét.

Tác dụng chữa rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy:

Thực nghiệm lâm sàng cho thấy, nước sắc từ vỏ cây có tác dụng làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.

Tiềm năng điều trị tiểu đường:

Theo tạp chí Food Chemistry, kết quả thí nghiệm trên chuột cho thấy chiết xuất metanol của lá hoa sữa phơi khô có hoạt tính chống lại α-glucosidase, do đó, nó được xem như một chất bổ sung cho thuốc phòng ngừa và điều trị tiểu đường.

Chống viêm, giảm đau và ho, hen:

Theo tạp chí Journal of Ethnopharmacology, một số alkaloids từ chiết xuất ethanol của lá hoa sữa có tác dụng chống viêm, giảm đau ngoại vi qua xét nghiệm trong ống nghiệm, ngoài ra còn giúp giảm ho hen ở chuột (8).

Làm giảm khả năng sinh sản:

Theo tạp chí Asian journal of Andrology, kết quả thí nghiệm trên chuột đực cho thấy uống chiết xuất từ vỏ cây hoa sữa làm giảm trọng lượng của tinh hoàn, dịch tễ, túi tinh và tuyến tiền liệt; từ đó cho thấy hoạt động làm giảm chức năng tinh hoàn và khả năng sinh sản của chuột đực.

Tiềm năng kiểm soát ung thư:

Theo tạp chí Phytotherapy research, một số alkaloid được chiết xuất từ cây hoa sữa cho thấy hoạt động chống ung thư và làm tăng khả năng sống sót ở chuột thí nghiệm .

C. Công dụng, tính vị và liều dùng

Tính vị

Qui Kinh

Công năng

Công Dụng

Lưu Ý

Liều dùng

Bài thuốc sử dụng

1. Chữa đau răng:

1 ít vỏ hoa sữa. Sắc đặc và dùng để ngâm, súc miệng.

2. Chữa chứng thiếu máu và buồn nôn do thực hiện hóa trị liệu:

Lá sữa 20g. Đem sao vàng, sắc lấy nước uống.

3. Chữa chứng bạch huyết cấp gây ho hen:

Anh túc xác 6g, ngũ vị tử, vỏ sữa và tử thảo mỗi vị 15g. Sắc lấy nước ngày dùng 1 thang, chia nước sắc thành nhiều lần dùng.

4. Rượu vỏ cây hoa sữa có tác dụng kích thích tiêu hóa:

Vỏ cây sữa tán nhỏ 75g, rượu uống (35-400) 500ml, đậy kỹ, ngâm trong 7 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. Sau đó lọc và thêm rượu vào cho đủ 500ml. Ngày uống 4-8g rượu này. Uống 15 phút trước 2 bữa ăn chính.

5. Cao lỏng vỏ cây sữa có tác dụng kích thích tiêu hóa:

Chế bằng cồn 600 theo phương pháp chế cao lỏng. Hoặc có thể ngâm bột vỏ sữa với cồn 600 trong 7 ngày. Thỉnh thoảng lắc, lọc và thêm cồn 600 cho bằng trọng lượng của vỏ. Ví dụ ngâm 1kg vỏ thì sẽ được 1 lít cao lỏng. Cao lỏng này dùng với liều 0,5-1,5g mỗi ngày. Nhiều nhất chỉ uống 2g/lần và 6g trong 1 ngày.

6. Chữa ăn kém, người gầy và có tạng nhiệt:

Bột từ vỏ cây sữa. Dùng 1 – 3g bột uống cùng với nước nóng.

 Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
Exit mobile version