Site icon Medplus.vn

Cây Thông và những công dụng trong Y học bạn nên biết

Cây Thông

Cây Thông

Đến với Đà Lạt, chúng ta luôn ấn tượng bởi những đồi Thông tại đây. Ngoài những tác dụng về kình tế, làm đẹp cảnh quan. Cây Thông còn được xem là một dược liệu, có tác dụng chữa những bệnh ngoài da, mụn nhọt, ghẻ lở,… Cùng Medplus tìm hiểu sâu hơn về loại dược liệu này nhé!

Thông tin cơ bản

Tên tiếng Việt: Thông, Thông nhựa

Tên khoa học: Pinus merkusii Jungh. et de Vriese

Họ: Pinaceae (Thông)

Đặc điểm cây

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin.

Ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Thái, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Đồng Nai… để chống xói mòn và phục hồi rừng.

Cây thông được thu hái các bộ phận của cây quanh năm.

Bộ phận dùng

Nhựa Thông, đốt mắt ở cành Thông, lõi gỗ, chồi và lá – Resina, Nodus, Lignum, Gemma et Folium Pini Merkusii.

Thành phần hoá học, tính vị

Thành phần hoá học

Cây cho nhựa dùng chế colophan và tinh dầu.

Tính vị, tác dụng

Công dụng và những bài thuốc

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Hạt chứa dầu dùng ăn được ở Lào. Nhựa Thông hoặc tinh dầu Thông dùng chữa bệnh ngoài da, mụn nhọt, ghẻ lở. Ta có thể bôi một lớp thật mỏng, ngày bôi hai lần. Theo Nam Dược thần hiệu, nhựa Thông dùng tươi đắp vết thương mở rất chóng lành. Cũng có thể sắc nhựa khô uống. Ta thường dùng nhựa Thông phối hợp với Hoàng đơn, Sáp ong, dầu vừng, nấu thành cao dẻo dùng dán mụn nhọt, apxe.

Lõi gỗ, mắt Thông thái nhỏ sắc lấy nước uống để kích thích tuần hoàn. Cũng dùng chữa phong thấp đau nhức xương; có thể ngâm rượu cho đặc lấy nước ngâm chữa đau nhức răng.

Chồi thông được xem như là có tính bổ dưỡng.

Terpen chế từ tinh dầu Thông dùng làm thuốc ho. Bột khói tùng hương 12g cùng 20g cao da trâu, đun loãng làm thuốc uống chữa thổ huyết, băng huyết.

Vỏ Thông dùng sắc nước (100g vỏ trong 3 lít nước, sắc kỹ còn 300ml) hoặc ngâm rượu (20g vỏ băm nhỏ, ngâm trong 100ml cồn 70o), dùng chữa viêm quanh răng, răng khôn mọc lệch biến chứng, viêm lợi chảy máu.

Ở Trung Quốc, nước sắc lá dùng gội đầu làm tóc chóng mọc, làm chắc chân răng và cũng dùng trị bệnh về xương khớp.

Những bài thuốc về cây thông

1. Chữa can thận hư (hoa mắt, chóng mặt)

Nhân hạt thông, vừng đen, câu kỷ tử, cúc trắng. Mỗi thứ 9 gam sắc uống ngày 1 lần.

2. Bổ can thận, làm sáng mắt, nhuận da, thần kinh ổn định, ngủ ngon, khỏi hồi hộp lo âu… dùng cao hạt thông.

Hạt thông, câu kỷ, kim anh tử, mạch môn đông, mỗi thứ 120g sắc 3 nước dồn lại để cô thành cao với 150g mật hoặc cô đặc nước trên, trừ hạt thông nghiền nát để cho vào cùng mật, sau cô tiếp thành cao. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 2 thìa con với nước ấm.

3. Chữa táo bón: Bài tam nhân

Nhân hạt thông, bá tử nhân, hoả ma nhân, lượng bằng nhau. Nghiền bột làm viên. Mỗi lần uống khoảng 6g trước bữa ăn.

4. Chữa ho lâu ngày, ít đờm

Nhân hạt thông 30g, hạnh đào 60g, nghiền nát làm thành cao, trộn 15g mật. Mỗi lần 1 thìa uống với nước sôi để ấm. Ngày 2 lần.

Nếu dùng thường xuyên còn có tác dụng làm tinh thần sảng khoái, da tươi nhuận  hồng hào.

5. Bổ toàn thân tăng sinh lực, ăn ngon ngủ yên, da dẻ tươi nhuận hồng hào

Cao hạt cây thông – phục linh (còn gọi “thần tiên ngưng tuyết cao” là cao làm da trắng như tuyết vì làm đẹp da). Nhân hạt thông, phục linh (nấm thông) mỗi thứ 500g. Nghiền  thành bột, trộn mật ong nấu thành cao. Mỗi lần uống 2 thìa to (15ml x 2) uống với một ít rượu ấm.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn: Tracuuduoclieu

Exit mobile version