Site icon Medplus.vn

Cây Tràm – 10+ Bài thuốc chữa bệnh mà bạn nên cần biết | Rất hữu dụng

cay-tram-10-bai-thuoc-chua-benh-ma-ban-nen-can-biet-rat-huu-dung

cay-tram-10-bai-thuoc-chua-benh-ma-ban-nen-can-biet-rat-huu-dung

Cây Tràm luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

cay-tram-10-bai-thuoc-chua-benh-ma-ban-nen-can-biet-rat-huu-dung

Tên tiếng Việt: Cây Tràm còn gọi là cây Chè đông, Chè cay

Tên khoa học: Melaleuca leucadendron L.

Họ: Sim (Myrtaceae).

1. Đặc điểm thực vật

Tràm là cây thân gỗ, cao từ 4 – 10m và vỏ cây thường bị tách thành nhiều mảng mỏng. Lá có cuống ngắn, mọc so le, phiến lá hình ngọn giáo và có các gân chạy dọc, rộng khoảng 1 – 3cm và dài từ 4 – 8cm.

Hoa màu trắng vàng, nhỏ, mọc thành từng dải ở ngọn cành, cây thường ra hoa vào tháng 3 – 5 hằng năm. Quả nang, cứng, đường kính khoảng 1.5cm. Hạt dài khoảng 1mm và có hình trứng.

2. Bộ phận dùng

Lá, vỏ – Folium et Cortex Melaleucae.

Cây tràm cho ta những vị thuốc sau đây:

3. Phân bố

Tràm gốc ở Ôxtrâylia, phát tán vào nước ta, mọc hoang và cũng được trồng tạo thành rừng ở vùng nước lợ để giữ đất, lấy cây làm cột dùng trong xây dựng và lấy vỏ xán thuyền, lợp nhà, làm đuốc, làm vật cách nhiệt…

Cũng có ý kiến cho rằng loài này chỉ có ở Úc, ở Tân Ghi Nê và Molluyc, còn ở nước ta chỉ có một thứ của loài này mà có tác giả cho là một loài khác. Trong dân gian vẫn phân biệt Tràm cừ và Tràm gió, hai loại này có khác nhau về tinh dầu và hình thái ngoài (dạng cây, kích thước lá…).

Cây tràm mọc hoang tại khắp nơi trong nước ta từ Nam đến Bắc, nhiều nhất tại miền Nam mọc thành từng rừng bạt ngàn sau những rừng sú.
Tại miền Bắc, tràm nhiều nhất tại tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Tại Nghệ An, Hà Tĩnh và vùng đồi núi huyện Kim Anh và Đa Phúc (Vĩnh Phúc), huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) cũng có một số ít tràm mọc hoang.

4. Thu hái – sơ chế

Thu hái quanh năm, lá sau khi hái về có thể được dùng tươi hoặc phơi khô.

5. Bảo quản

Nơi khô thoáng.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

Thành phần chính trong cây tràm lá tinh dầu (chiêm khoảng 2.5%). Hoạt chất trong tinh dầu gồm có eucalyplota, xineola và cajeputol. Ngoài ra lá tràm còn chứ alpha-pinen, linalool, p-cymen, alpha-terpinen, limonene,…

2. Tính vị và Quy Kinh

3. Tác dụng dược lý

– Theo Đông Y

Lá cây tràm có tác dụng làm ra mồ hôi, trừ thấp, giảm đau.

Vỏ có tác dụng an thần, trấn tĩnh, khư phong giảm đau.

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Tác dụng trấn kinh, giảm đau và an thần.

Tinh dầu khuynh diệp được dùng để xoa bóp chữa đau nhức, trị nghẹt mũi, cảm cúm,…

4. Công Dụng

Chủ trị: Chữa lỵ, viêm ruột, đau dây thần kinh, đau nhức xương do thấp khớp, sổ mũi, mất ngủ, suy nhược. Ngoài ra dược liệu còn được dùng ngoài để trị chàm, viêm da dị ứng,…

5. Cách dùng – liều lượng

Dược liệu được dùng ở dạng thuốc sắc với liều lượng 10 – 15g/ ngày. Ngoài ra còn có thể dùng cây tràm ở dạng điều trị tại chỗ.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

cay-tram-10-bai-thuoc-chua-benh-ma-ban-nen-can-biet-rat-huu-dung

1. Bài thuốc giúp tăng cường chức năng tiêu hóa

Cách 1: Dùng 10 – 15g lá tươi và sắc uống trong ngày.

Cách 2: Ngâm lá tràm với rượu theo tỷ lệ 1:5 và dùng 2 – 5g/ ngày.

2. Bài thuốc chữa vết thương ngoài da

Chuẩn bị: Tinh dầu từ cây tràm

Thực hiện: Pha với nước và rửa vết thương. Hoặc dùng nước sắc từ lá để sát trùng, cầm máu và đắp lên mụn nhọt giúp giảm sưng.

3. Bài thuốc trị nổi mẩn ngứa trên da

Chuẩn bị: Cành tươi và lá 20g.

Thực hiện: Sắc uống và nấu nước để tắm.

4. Bài thuốc giúp ngăn ngừa ho, tránh gió và chống cảm

Chuẩn bị: 1 ít dầu tràm.

Thực hiện: Thoa trực tiếp lên người trẻ nhỏ (lòng bàn chân và thái dương) hoặc nhỏ trực tiếp vào nước tắm.

5. Bài thuốc chống muỗi từ tinh dầu tràm

Chuẩn bị: 1 ít dầu tràm và nước ấm.

Thực hiện: Pha loãng dầu tràm với nước ấm, sau đó thoa lên da trẻ để hạn chế muỗi đốt.

6. Cách giảm ngứa và sưng do côn trùng cắn

Chuẩn bị: 1 ít tinh dầu tràm.

Thực hiện: Thoa trực tiếp lên vết cắn 3 – 5 lần/ ngày.

7. Bài thuốc giảm nghẹt mũi và sổ mũi từ cây tràm

Chuẩn bị: Lá tràm tươi và tinh dầu tràm

Thực hiện: Đun lá tràm và cho thêm ít tinh dầu, dùng để xông khi bị cảm lạnh. Thực hiện 1 lần/ ngày trong 2 – 3 ngày là khỏi hẳn.

8. Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp

Chuẩn bị: 1 ít tinh dầu từ cây tràm.

Thực hiện: Đem xoa bóp trực tiếp lên vùng xương khớp đau nhức.

9. Chữa vết thương ngoài da

Người ta còn dùng tinh dầu pha vào nứơc với nồng độ 2‰ để rửa các vết thương rất tốt. Nước sắc lá dùng đắp lên mụn nhọt, vết thương có tác dụng sát trùng và cầm máu, dùng xức các vết bỏng cho chóng lên da non.

10. Tiêu hóa tốt

Lá tràm 10-15g sắc uống trong ngày

Có thể dùng dưới dạng ngâm rượu với tỉ lệ 1/5 với tên cồn khuynh diệp cùng một công dụng như trên với liều 2 – 5g cồn một ngày.

Lưu ý

Cây tràm là dược liệu tự nhiên và có độ an toàn cao khi sử dụng. Dược liệu này có thể sử dụng cho cả phụ nữ mang thai, sau khi sinh, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên để chủ động kiểm soát rủi ro phát sinh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version