Site icon Medplus.vn

CÂY TRÁM TRẮNG – ” thần dược” trong trị đau họng, nhiều đờm

cay-tram-trang-than-duoc-trong-tri-dau-hong-nhieu-dom

cay-tram-trang-than-duoc-trong-tri-dau-hong-nhieu-dom

Theo tài liệu cổ: Trám trắng có tính ôn, vị chua, ngọt và không có độc. Có tác dụng thanh nhiệt sinh tân, giải độc. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !

Thông tin cơ bản

cay-tram-trang-than-duoc-trong-tri-dau-hong-nhieu-dom

1. Thông tin khoa học:

2. Mô tả cây

3. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố

Thu hoạch

Bộ phận dùng

Chế biến

Công dụng và tác dụng chính

A. Thành phần hoá học

B. Tác dụng dược lý

Theo Đông y:

Theo Y học hiện đại:

C. Công dụng, tính vị và liều dùng

Tính vị

Qui Kinh

Công năng

Công Dụng

Lưu Ý

Liều dùng

Bài thuốc sử dụng

1. Chữa viêm khí phế quản ho khan ít đờm, đau sưng họng:

Cháo trám vừng: 

Vừng đen 30g, trám quả 20g, bạch truật 15g, đào nhân 5g, mật ong 20g, gạo tẻ 60g. Đào nhân bóc bỏ vỏ và tâm. Đem bạch truật và trám nấu lấy nước. Lấy nước sắc được nấu cháo với gạo tẻ, vừng đen và đào nhân, khi cháo được cho thêm mật ong, khuấy đều. Ngày ăn 1 – 2 lần. Dùng mỗi đợt 7 – 20 ngày.

2. Chữa sởi, thủy đậu thời kỳ nổi ban, sốt phát ban:

Si-rô trám củ cải: Trám 20g, củ cải 500g, rau mùi 30g. Củ cải thái lát thêm nước nấu với trám, sau thêm rau mùi, đường trắng (hoặc chút muối, khuấy đều, gạn lấy nước cho uống, Ngày sắc 1 lần, chia uống nhiều lần trong ngày.

3Chữa cảm nóng, cảm nắng, sốt nóng đau đầu, đau sưng họng, ho khan ít đờm. Thanh quả lô căn ẩm:

 Quả trám 10g, rễ sậy (lô căn) 30g. Trám đập vụn cùng rễ sậy đem sắc trong 30 phút.

4. Chữa trường hợp viêm họng, viêm khí phế quản mạn tính, ho có đờm, đau sưng họng. Nước sắc trám mạch môn:

Trám 30g, mạch môn 10g, huyền sâm 15g, cam thảo 6g. Cả 4 vị thuốc đều thái vụn, chia nhiều ấm nhỏ hãm cho uống trong ngày. Dùng liên tục một đợt 7 – 20 ngày. Chữa ngộ độc do ăn phải cá độc: trám 3 – 5 quả, sắc lấy nước để uống.

5. Chữa viêm tắc mạch:

Quả trám trắng 200g, luộc kỹ, ăn và uống cả nước. Dùng liền trong 50 ngày.

6. Chữa cổ họng sưng đau, miệng ráo, lưỡi khô, nhiều đờm. Cao trám: 

Quả trám tươi 500g, đường trắng 125g. Đập vỡ quả, nấu với nước nhiều lần, bỏ bã, lấy nước, cho 125g đường trắng, hoà tan, lọc và cô lại còn 250ml. Ngày uống 2 – 3lần, mỗi lần 8 – 15ml, uống với nước đun sôi để nguội.

7. Chữa đau răng, sâu răng:

Quả trám đốt thành than, tán mịn, trộn với xạ hương. Bôi và xỉa vào chỗ đau.

8. Chữa lở sơn

Vỏ cây trám chặt nhỏ, nấu với nước để tắm.

9. Chữa nứt nẻ kẽ chân, gót chân khi trời rét:

Hạt trám đốt thành than, tán mịn, thêm dầu lạc hay dầu vừng, trộn đều. Bôi hàng ngày.

10. Chữa tràng nhạc

Hạt trám, hạt gấc, vỏ quả mướp đắng đốt thành than, các vị liều lượng bằng nhau. Trộn đều, hoà với mỡ lợn, bôi vào chỗ sưng.

 Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
Exit mobile version