Site icon Medplus.vn

Cây Vả – Bật mí khả năng chữa bệnh “Kỳ diệu” của dược liệu

cay-va-bat-mi-kha-nang-chua-benh-ky-dieu-cua-duoc-lieu

cay-va-bat-mi-kha-nang-chua-benh-ky-dieu-cua-duoc-lieu

Cây Vả luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

cay-va-bat-mi-kha-nang-chua-benh-ky-dieu-cua-duoc-lieu

Tên tiếng Việt: Cây Vả, còn gọi là Ngõa, Sung mỹ, sung lá rộng, sung tai voi

Tên khoa học: Ficus auriculata Lour.

Họ: Dâu tằm (Moraceae)

1. Đặc điểm thực vật

Cây gỗ nhỏ, cao 5-10m có nhiều cành, có lông cứng và thưa. Lá lớn, hình trái xoan, thường là tròn, có khi hình tim ở gốc, chóp tròn hay có mũi nhọn; phiến lá mềm có lông ở mặt
Ficus auriculata Lour, cay va, cây vả, quả vả
dưới, 5-7 gân gốc, mép khía răng không đều; cuống lá dài, to, lá kèm màu hung cao 2,5cm. Cụm hoa sung ở gốc thân hay ở trên cành già, trên những nhánh riêng không có lá, rộng đến 4cm, có lông vàng vàng, sẽ phát triển thành quả phức to, xếp dày đặc trên thân cây, hình cầu dẹp, có nhiều lông thưa, khi chín màu đỏ thẫm.

Mùa hoa quả tháng 12 đến tháng 3.

2. Bộ phận dùng

Cả phần quả, rễ và lá của cây đều được sử dụng để làm vị thuốc nhưng phần quả là được dùng phổ biến nhất.

3. Phân bố

Loài phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Ở nước ta, thường gặp trên đất ẩm vùng rừng núi, thường thấy ở chân đồi hay thung lũng. Cũng thường được trồng ở các tỉnh miền núi. Cây mọc nhanh, tái sinh chồi mạnh.

4. Thu hái – sơ chế

Các bộ phận của cây vả có thể được thu hái quanh năm và thường được dùng ở dạng tươi mà không qua sơ chế.

5. Bảo quản

Tránh ánh nắng trực tiếp.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

Nghiên cứu cho thấy trong quả vả có một số thành phần cụ thể như sau:

Ngoài ra, loại quả này còn chứa rất nhiều khoáng chất và nguyên tố vi lượng khác. Tiêu biểu có calcium, magnesium, sodium, phosphor, mangan, kẽm, đồng…

2. Tính vị và Quy Kinh

Theo các tài liệu y học cổ thì loại quả này có vị ngọt và tính bình.

3. Tác dụng dược lý

– Theo Đông Y

Cây Vả có tác dụng làm mạnh dạ dày, nhuận tràng, điều hòa trong ruột, lợi tiểu.

Rễ và lá có tác dụng giải độc, tiêu thũng.

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Hợp chất Coumarin trong quả giúp làm giảm đáng kể nguy cơ mắc chứng ung thư tuyến tiền liệt, ruột kết và cả ung thư vú.

Cung cấp dưỡng chất để giúp xương chắc khỏe hơn.

Hỗ trợ làm giảm cholesterol xấu trong máu nhờ hợp chất pectin.

Ngăn ngừa thiếu máu, nhồi máu cơ tim và huyết áp cao.

Chống oxy hóa, hỗ trợ giảm cân.

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường nhờ giàu kali.

4. Công Dụng

Quả Vả dùng làm rau ăn, quả chín ăn ngọt, ngon và thơm, dùng chế rượu hoặc phơi làm mứt quả khô. Lá làm gỏi. Người ta dùng quả trị Kiết lỵ, lòi dom, táo bón và trị giun. Nhựa dùng bôi chữa đàn ông có mũi nhiều mụn đỏ lòm lòm.

5. Cách dùng – liều lượng

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể sử dụng dược liệu theo nhiều cách khác nhau. Có thể sắc chung với các vị thuốc khác để điều trị bệnh. Ngoài ra đối với quả vả có thể dùng để ăn sống hay kết hợp ăn chung với các loại rau khác.

Về liều lượng, vẫn chưa có tài liệu ghi nhận lượng dược liệu tối đa có thể dùng trong một ngày. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên lạm dụng trong bất cứ trường hợp nào.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

cay-va-bat-mi-kha-nang-chua-benh-ky-dieu-cua-duoc-lieu

1. Điều trị chứng táo bón

2. Chữa cổ họng sưng đau

3. Điều trị bệnh trĩ, đại tiện khô cứng

4. Điều trị cảm hoặc ngộ độc

5. Điều trị tiêu hóa kém, tiêu chảy lâu ngày, tỳ hư

6. Bài thuốc làm tăng tiết sữa mẹ

7. Điều trị phế nhiệt, khản tiếng

8. Chữa viêm loét dạ dày tá tràng

9. Làm thuốc khai vị

Lưu ý

  • Không dùng cho trẻ em bởi hàm lượng đường cao trong loại quả này có thể khiến trẻ bị tiêu chảy hay sâu răng.
  • Ăn quá nhiều quả vả 1 lúc rất dễ gặp phải chứng đầy bụng.
  • Những người bình thường sử dụng không đúng cách có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version