A. Thông tin về cây vối
Cây vối còn được gọi là Vối.
Tên khoa học: Syzygium nervosum DC. Tên đồng nghĩa: Cleistocalyx operculatus (Roxb). Merr. et Perry, Eugenia operculata Roxb.
Thuộc họ: Sim (Myrtaceae)
1. Đặc điểm của cây
- Cây vối có thân nhỡ cao khoảng 5-6m, có khi hơn, cành non tròn hay hơi hình 4 cạnh, nhẵn.
- Lá có cuống dài, dai, cứng, hình trứng rộng, dài 8-20cm, rộng 5-10cm.
- Hoa gần như không cuống, nhỏ, màu lục trắng nhạt, họp thành cụm hoa hình tháp tỏa ra ở kẽ những lá đã rụng.
- Quả có hình cầu, hay hơi hình trứng.
- Toàn lá, cành non và nụ vò có mùi thơm dễ chịu đặc biệt của vối.
2. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây vối là cây mọc hoang. Nước ta trồng cây vối tại hầu khắp các tỉnh ở nước ta chủ yếu để lấy lá ủ nấu nước uống.
Chế biến:
- Cách 1: Hái lá tươi phơi khô
- Cách 2: Ủ rồi mới phơi như sau: Thái nhỏ, rửa sạch nhựa, cho vào thùng hay thúng ù cho đến khi đen đều thì lấy ra rửa sạch phơi khô. Lá vối ù uống thơm ngon hơn.
Để làm thuốc nên dùng lá tươi phơi khô là được. Nụ cũng được hái phơi khô để dùng pha nước và làm thuốc.
3. Thành phần hóa học
Trong lá vối có rất ít tanin, vết ancaloit và 4% tinh dầu mùi thơm dễ chịu.
4. Tác dụng dược lý
- Trong tất cả các giai đoạn phát triển, lá và nụ cây vối đều có tác dụng kháng sinh, vào mùa đông kháng sinh tập trung nhiều nhất ở lá.
- Hoạt chất kháng sinh tan trong nước, các dung môi hữu cơ, vững bền với nhiệt độ và ở các môi trường có pH từ 2 đến 9, mạnh nhất đối với Strep- tococcus (hemolytic và stamarl) sau đến vi trùng bạch hầu và Staphylococcus và Pneumcoccus.
- Hoàn toàn không có độc đối với cơ thể.
B. Công dụng và Liều Dùng
1. Công dụng
Cây vối có tính chất sát trùng để rửa những mụn nhọt, lở loét, ghẻ.
2. Liều dùng
- Lá và nụ vối được nấu với nước để uống vừa thơm vừa tiêu cơm.
- Lá vối tươi hay khô sắc đặc được xem có tính chất sát trùng để rửa những mụn nhọt, lở loét, ghẻ.
- Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, thuốc cao hay thuốc viên, hoặc chế dưới dạng muối natri.
C. Các bài thuốc trị bệnh từ cây vối
1. Hỗ trợ điều trị gout
Lá và nụ cây vối có công dụng giúp tiêu hóa thức ăn, nhất là thức ăn có nhiều dầu mỡ, giảm béo, lợi tiểu tiêu độc.
2. Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Người bệnh tiểu đường nếu uống thường xuyên chè nụ vối sẽ giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống ôxy hóa tế bào, phòng ngừa đục thủy tinh thể ở người bệnh tiểu đường, giúp tăng chuyển hóa cơ bản và bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy
3. Nụ vối giúp giảm mỡ máu
Nụ vối 15 – 20 g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hoặc nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống thường xuyên mới hiệu nghiệm.
4. Hỗ trợ chữa bỏng
Vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng.
Thuốc sẽ làm giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi trùng.
5. Hỗ trợ chữa lở ngứa, chốc đầu
Lá vối vừa đủ nấu kỹ, lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu.
6. Chữa viêm gan, vàng da
Dùng rễ cây vối 200 g sắc uống mỗi ngày.
7. Hỗ trợ chữa viêm đại tràng mạn tính, đau bụng âm ỉ, thường xuyên đi phân sống
200 g lá vối tươi, vò nát, dùng 2 lít nước sôi, ngâm trong 1 giờ để uống thay nước.
8. Hỗ trợ trị đau bụng đi ngoài, phân sống:
Lá vối 3 cái, vỏ ổi 8 g, núm quả chuối tiêu 10 g. Cùng thái nhỏ phơi khô sắc với 400 ml nước, còn 100 ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2 – 3 ngày.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cây vối cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Nguồn tham khảo
Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác.