Site icon Medplus.vn

Cây Xà Sàng – Dược liệu quý mà dàng riêng cho “Phái đẹp”

1cay xa sang - Medplus

Cây xà sàng điều trị các bệnh lý như trĩ, lạnh tử cung, viêm da, liệt dương… . Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Giần sàng

Tên khoa học: Cnidium monieri (L.) Cuss.

Tên đồng nghĩa: Selinum monieri L.

Họ: Apiaceae (Hoa tán)

1. đặc điểm dược liệu

Cây xà sàng tên khoa học là Cnidium monnieri, được mô tả lần đầu tiên vào năm 1782. Đây là một loại thực vật có hoa được xếp vào họ nhà Hoa tán. Cây có chiều cao khoảng 400 cm – 1 mét. Thân cỏ mềm, có vạch dọc.

Lá cây xẻ lông chim 2 lần, có bẹ ngắn ôm vào thân, cuống lá có chiều dài trung bình từ 4 – 8 cm. Các thùy lá có chiều rộng cỡ 1,5mm.

Hoa cây xà sàng mọc thành tán chứa nhiều hoa nhỏ li ti. Lúc mới ra nụ hoa có màu xanh, khi nở bung có màu trắng. Cuống hoa có chiều dài cỡ 7 – 12 cm. Quan sát từ trên cao xuống, cụm hoa trông rất giống với hình dáng cái giần mà người nông dân hay dùng để sàng gạo. Chính vì vậỵ mà trong dân gian, xà sàng còn được gọi với cái tên khác là cây giần sàng.

Quả nhỏ, dài khoảng 2 – 5mm, chia thành nhiều múi có dìa mỏng. Vỏ ngoài cứng có màu nâu nhạt.

2. Khu vực phân bố

Cây xà sàng có khả năng sinh trưởng rất mạnh mẽ, đặc biệt là vào mùa xuân khi tiết trời ẩm mát. Ở nước ta, cây mọc hoang trong các vườn trồng cây nông nghiệp giống như cỏ dại. Loại cây này được tìm thấy nhiều ở miền Bắc, bắt đầu từ Nghệ An hay Hà Tĩnh trở ra.

3. Bộ phận dùng

Quả cây xà sàng khô chính là bộ phận được sử dụng làm thuốc trị bệnh trong y học cổ truyền. Dược liệu này được đặt tên là xà sàng tử (Fructus Cnidii)

4. Thu hái – Sơ chế

Quả xà sàng được thu hoạch lúc chín, thường là từ tháng 6 – tháng 8 trong năm. Toàn thân cây được cắt về rải ra chỗ có nắng cho khô. Sau đó đập lấy quả.

Tiếp theo, nhặt bỏ sạch tạp chất lẫn trong quả xà sàng, đem phơi thêm vài nắng nữa cho đến khi quả khô hoàn toàn ta thu được dược liệu xà sàng tử.

5. Bảo quản

Bảo quản xà sàng tử ở nơi khô ráo. Tránh để dính nước hoặc để ở nơi có không khí ẩm khiến dược liệu bị ẩm và phát triển nấm mốc gây hại cho sức khỏe khi sử dụng.

Công dụng và Liều dùng

1. Tính vị

2. Thành phần hóa học

Phân tích thành phần của quả xà sàng thu được 1,3% là tinh dầu. Chất này có mùi hắc, bao gồm nhiều hoạt chất như:

3. Tác dụng dược lý của xà sàng tử

Theo nghiên cứu hiện đại:

Theo Đông y

Y học cổ truyền ghi nhận, xà sàng tử công dụng bổ thận, cường dương, làm mạnh gân xương, tử phong táo thấp.

4. Liều dùng:

Mỗi ngày 4 – 12g

5. Cách sử dụng xà sàng tử:

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Điều trị bệnh chàm da cho trẻ em có biểu hiện viêm loét, chảy mủ

2. Bài thuốc điều trị ngứa tai, ướt tai

3. Chữa ra nhiều khí hư bạch đới ở phụ nữ

4. Điều trị bệnh viêm âm đạo do nhiễm trùng roi

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Độc tính

Xà sàng tử hơi độc. Vì vậy cần bào chế dược liệu đúng cách, sử dụng đúng mục đích, liều lượng và có sự giám sát của bác sĩ , thầy thuốc đông y trong suốt quá trình điều trị nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

 

Exit mobile version