Site icon Medplus.vn

Cây Xương Bồ – Vị thuốc quý Đông Y lâu năm mà bạn nên biết

xuong bo bv 1 - Medplus

Xương bồ được dùng làm thuốc bổ, bổ dạ dày, bổ xương khớp, giúp sự tiêu hóa. Ngoài các công dụng trên hãy cùng Medplus tìm hiểu thêm về cây Xương bồ và các bài thuốc trị bệnh tiêu biểu từ loại cây này nhé !

Thông Tin về cây Xương Bồ

1. Đặc điểm của cây xương bồ

Thạch xương bồ là cây thân cỏ, sống dai, thân rễ mọc bò ngang, nhiều đốt và phân nhánh. Lá mọc ốp vào nhau, có bẹ, phiến lá có hình dải hẹp. Hoa mọc thành cụm, quả mọng, có màu đỏ nhạt khi chín. Lá và thân rễ có mùi thơm đặc biệt.

Thủy xương bồ (bồ bồ) cũng là cây thân cỏ nhưng cao hơn, chiều cao từ 40 – 60cm. Thân rễ phân nhánh nhiều, có nhiều rễ con và được phân nhiều đốt. Lá hình dải hẹp giống thạch xương bồ, rộng từ 1 – 3cm, dài 50 – 150cm. Cây ra hoa vào tháng 5 – 7 và sai quả vào tháng 6 – 8.

2. Bộ phận dùng

Thân rễ.

3. Phân bố

Mọc nhiều ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung nước ta.

4. Thu hái – sơ chế

Thu hái quanh năm nhưng thời điểm thu hái thích hợp nhất là vào tháng 8 – 9. Sau khi hái rễ về, đem cắt bỏ rễ con và lá, sau đó rửa sạch đất cát và phơi khô.

5. Bảo quản

Nơi khô ráo và thoáng mát. Dược liệu dễ ẩm mốc nên cần tránh nhiệt độ và độ ẩm cao.

Công dụng và cách dùng Cây Xương Bồ

1. Thành phần hóa học

Thạch xương bồ chứa 0.5 – 0.8% tinh dầu (phenol, axit béo và 86% asaron). Thủy xương bồ chứa hàm lượng tinh dầu cao hơn, khoảng 1.5 – 3.5% (asaron, asarylandehyt, tannin, acorin).

2. Tính vị

Vị cay, tính ôn, không độc.

3. Công dụng

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

– Tác dụng theo Đông Y:

4. Cách dùng – liều lượng

Được sử dụng ở dạng hoàn tán, thuốc sắc hoặc dùng đắp ngoài. Liều dùng 5 – 10g/ ngày (khô), nếu dùng tươi thì gấp đôi liều lượng. Hiện nay trên thị trường còn có một số chế phẩm ở dạng thuốc viên, cao lỏng và siro.

Các Bài thuốc tiêu biểu

Bài thuốc trị viêm khớp đau nhức do phong hàn và thấp nhiệt

Bài thuốc trị chứng ăn ngủ kém, đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, tiểu tiện ít

 Bài thuốc trị mụn nhọt và hậu bối

 Bài thuốc trị chứng kinh nguyệt không đều

Bài thuốc giúp an thần, trợ tim và cải thiện chất lượng giấc ngủ

Bài thuốc chữa chứng thống phong (bệnh gút)

Bài thuốc trị chứng đau thần kinh tọa, đau nhức cơ thể

Những điều cần lưu ý khi dùng xương bồ

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cây Xương Bồ cũng như một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
Exit mobile version