Cùng Medplus tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh chàm bội nhiễm bạn đọc nhé!
1. Chàm bội nhiễm là gì?
Chàm bội nhiễm là dạng biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh chàm thông thường. Hiện tượng này xảy ra khi da bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, virus và một số loại tụ cầu dẫn đến viêm nhiễm. Chàm bội nhiễm là bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là khi bắt đầu lây lan đến nhiều vùng da trên cơ thể.
Nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời, các vết loét sẽ ngày càng ăn sâu và dẫn đến nhiễm trùng máu. Vậy nguyên nhân chàm bội nhiễm xảy ra là gì?
Chàm bội nhiễm có thể xuất phát từ nhiều yếu tố, trong đó sự tấn công của hai loại virus Herpes 1 và 2 là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh lý này. Sau khi bị virus tấn công, bệnh chàm bội nhiễm có thể bùng phát sau 5 – 12 ngày và bắt đầu xuất hiện triệu chứng rõ rệt.
2. Nguyên nhân chàm bội nhiễm
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm virus gây bệnh bao gồm:
- Tâm lý chủ quan trong điều trị bệnh chàm thông thường: Chàm là hiện tượng phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Căn bệnh này thường kéo dài và có khả năng tái phát cao, tuy nhiên không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Do đó, nhiều người bệnh thường có tâm lý chủ quan không điều trị từ sớm. Đây là nguyên nhân chính khiến bệnh chàm chuyển nặng và lan rộng ra, tiến triển thành chàm bội nhiễm.
- Thói quen khiến da bị tổn thương: Chàm da sẽ kéo theo các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, khiến người bệnh có thói quen dùng tay gãi để giảm ngứa tức thời. Tuy nhiên, hành động này có thể khiến các vùng da tổn thương bị viêm loét nhiều hơn, lan rộng khắp cơ thể và tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào bên trong.
- Vệ sinh da không sạch sẽ: Thói quen lười tắm, không vệ sinh da đúng cách cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển và gây chàm bội nhiễm.
- Sử dụng quá nhiều thuốc Corticoid: Đây là nhóm thuốc có khả năng chống viêm, thường được dùng điều trị bệnh chàm. Các dược chất trong thuốc có thể giúp người bệnh giảm ngứa nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá mức, thuốc có thể khiến bệnh tái phát liên tục và làm tăng nguy cơ mắc chàm bội nhiễm.
- Khả năng miễn dịch yếu: Đối với những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, bà bầu và người cao tuổi, hàng rào bảo vệ trên da của họ thường không phát huy hiệu quả, đây là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm.
3. Triệu chứng chàm bội nhiễm
Chàm bội nhiễm có các dấu hiệu tương tự như bệnh chàm thông thường, bao gồm tình trạng bong tróc da gây ngứa và chảy dịch do gãi. Bên cạnh đó, bệnh có thể kèm theo nhiều triệu chứng nghiêm trọng khác tùy theo từng đối tượng và độ tuổi.
Người lớn bị nhiễm chàm có thể xuất hiệu các triệu chứng sau đây:
- Nổi mụn nước màu đen, đỏ hoặc đỏ tía trên mặt và vùng da ở cổ. Sau đó, lan rộng ra các bộ phận khác trên cơ thể như tay, chân, lưng,..
- Người bệnh không chỉ bị ngứa mà còn có cảm giác đau ở những vùng da bị mụn nước.
- Ngoài ra, chàm bội nhiễm ở người lớn cũng có thể gây ra các triệu chứng như thân nhiệt tăng cao, sưng hạch bạch huyết, cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh,…
Trẻ nhỏ có cơ địa nhạy cảm và sức đề kháng yếu hơn so với người lớn, do đó nguy cơ mắc bệnh cũng sẽ cao hơn. Ba mẹ có thể nhận biết tình trạng này qua các dấu hiệu sau đây:
- Da ửng đỏ và bắt đầu xuất hiện các mụn nước li ti, thường tập trung ở mặt và cổ, sau đó lan rộng ra các vùng da khác như trán, cằm, má, nếp gấp đầu gối, nách,…
- Theo thời gian mụn nước có thể bị vỡ và đóng vảy trên da, khi sờ có cảm giác xù xì như vây cá.
- Thân nhiệt tăng cao, trẻ quấy khóc, biếng ăn ngủ không ngon và chậm tăng cân,…
Các triệu chứng chàm ở trẻ nhỏ thường không rõ ràng như người lớn, do đó ba mẹ cần hết sức chú ý đến những thay đổi bất thường trên cơ thể bé. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, ba mẹ nên kiểm tra và đưa bé đi khám ngay khi thấy trẻ quấy khóc không ngừng, bỏ bú, vặn mình liên tục trong đêm,…
Chàm bội nhiễm không còn là căn bệnh hiếm gặp hiện nay, do đó khả năng truyền nhiễm của bệnh cũng là vấn đề khiến nhiều người quan tâm. Khác với bệnh chàm thông thường, chàm bội nhiễm có thể lây lan từ người sang người thông qua virus Herpes Simplex.
Vì vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng ban đầu của chàm bội nhiễm, bạn cần chủ động cách ly, tránh tiếp xúc với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn dịch yếu.
Chàm bội nhiễm là một biến chứng ngoài da nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại sẹo thâm, thậm chí là gây nhiễm trùng giác mạc dẫn đến mù lòa. Trong một số trường hợp bệnh nặng, virus có thể xâm nhập vào não, phổi và gan gây suy nội tạng dẫn đến tử vong.
Chính vì vậy, việc phát hiện và điều trị kịp thời các triệu chứng của chàm bội nhiễm là hết sức quan trọng. Đặc biệt là với trẻ nhỏ và những người có tiền sử mắc các bệnh lý về da.
4. Điều trị chàm bội nhiễm
Chàm bội nhiễm có thể lây lan từ người sang người và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời, các triệu chứng của bệnh có thể hoàn toàn biến mất và không để lại bất kỳ biến chứng hay vết thâm sẹo nào.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh bằng Đông, Tây Y và các mẹo dân gian phổ biến nhất hiện nay.
Phương pháp Tây Y trị bệnh chàm bội nhiễm
Nguyên nhân chính gây bệnh chàm là do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus có hại từ môi trường. Do đó, thuốc kháng virus là thành phần không thể thiếu trong các phương pháp điều trị Tây Y. Đối với những trường hợp bị chàm bội nhiễm do nhiễm trùng thứ phát, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thêm một số loại thuốc kháng sinh kê đơn.
Ngoài ra, tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân, các bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt, giảm ngứa và thuốc kháng Histamin để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.
Một số loại thuốc Tây thường được sử dụng để điều trị chàm bội nhiễm:
- Thuốc kháng virus: Chỉ định cho những trường hợp chàm bội nhiễm do sự xâm nhập của vi khuẩn Herpes Simplex. Loại thuốc được sử dụng nhiều nhất là Acyclovir, tuy nhiên thuốc chống chỉ định với những người mắc các bệnh về gan và thận.
- Thuốc kháng sinh như Beta-lactam, phù hợp với những trường hợp bị chàm bội nhiễm do nhiễm trùng thứ cấp.
- Thuốc kháng Histamin: Loratadin, giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy do chàm bội nhiễm gây ra.
- Thuốc giảm đau và hạ sốt: Tùy theo mức độ viêm nhiễm, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như đau nhức cơ thể, sốt nhẹ,… do đó, các bác sĩ thường yêu cầu dùng thêm một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt nhanh chóng như Paracetamol.
Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về bệnh chàm bội nhiễm , hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :