Site icon Medplus.vn

Chăm sóc răng miệng cho bé theo từng độ tuổi

Chăm sóc răng miệng cho bé theo từng độ tuổi

Chăm sóc răng miệng cho bé theo từng độ tuổi

Chăm sóc răng miệng cho bé đúng cách không chỉ giúp bé có sức khỏe tốt hơn mà còn hạn chế được những cơn đau đớn do các bệnh về răng miệng gây ra.

Viện Răng hàm mặt quốc gia gần đây đã thống kê được số lượng trẻ em bị sâu răng ở Việt Nam đang có chiều hướng tăng lên. Có đến 80% trẻ từ 4 đến 8 tuổi bị sâu răng, và đa số các bố mẹ chưa hướng dẫn vệ sinh răng miệng cho bé đúng cách.

Đánh răng là thói quen hàng ngày mà bất cứ em bé nào cũng được bố mẹ khuyến khích nhằm giúp các bé hình thành ý thức bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình. Vậy làm sao để giáo dục vệ sinh răng miệng cho trẻ mầm non và trẻ nhỏ hơn? Bố mẹ hãy tham khảo hướng dẫn dưới đây để có thể chỉ cho bé cách đánh răng đúng chuẩn nhé!

Nguyên nhân gây ra các bệnh răng miệng ở trẻ

Bố mẹ chủ quan trong vấn đề chăm sóc và vệ sinh răng miệng cho trẻ

Nếu bé bị sâu răng từ nhỏ thì không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng và tâm lý giao tiếp của trẻ vào thời điểm đó mà còn kéo dài đến khi bé trưởng thành. Bé bị sâu răng có thể là do nhiều bố mẹ chưa ý thức về tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng ở trẻ thường xuyên, và cho rằng con còn nhỏ nên chưa cần đánh răng súc miệng hằng ngày, đây là một sai lầm rất lớn!

Sự phổ biến của đồ hộp, thức ăn nhanh

Hiện nay, đồ hộp, đồ ăn nhanh, nước uống có gas, nhiều đường ngày càng trở nên phổ biến và được các bé ưa chuộng. Đây chính là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra bệnh răng miệng ở trẻ em.

Đường dư thừa trong thức ăn và vi khuẩn trong miệng của trẻ

Theo nghiên cứu của các chuyên gia răng hàm mặt, nguyên nhân chính gây nên sâu răng chính là do lượng đường dư thừa trong thức ăn kết hợp vi khuẩn trong miệng của trẻ tạo thành các mảng bám trên răng. Nếu bé không chải răng sạch mỗi ngày, vi khuẩn trong những mảng bám này sẽ tiết ra các axit có hại, dần dần phá hủy men răng, gây nên sâu răng. Nếu để tình trạng kéo dài lâu ngày sẽ tạo thành các mảng vôi răng (cao răng) gây viêm nướu, bệnh nha chu và thậm chí bé có thể mất răng nếu không được điều trị kịp thời.

Các nguy cơ tiềm ẩn từ bệnh răng miệng

Theo kết quả của nhiều nghiên cứu gần đây thì bệnh sâu răng và viêm nướu có mối liên quan mật thiết đến các bệnh nguy hiểm khác khi trẻ trưởng thành như: tiểu đường, bệnh mạch máu não, bệnh đường hô hấp, hội chứng chuyển hóa, xương thủy tinh, xơ cứng động mạch, sinh non, thai nhi phát triển chậm,…

Tuy nhiên, phần lớn phụ huynh cho rằng răng sữa rồi sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn, cho nên khi thấy răng sữa của con bị sâu nhưng vẫn không điều trị. Thế nhưng, răng sữa có những chức năng vô cùng quan trọng như nhai khi ăn uống, giúp trẻ phát âm chuẩn, mang tính thẩm mỹ và kích thích xương hàm phát triển, cũng như “giữ chỗ” cho răng vĩnh viễn mọc lên ngay ngắn sau này.

Trong quá trình thay răng vĩnh viễn, bé sẽ thay lần lượt từng răng chứ không phải thay cùng một lúc. Do đó, nếu bé phải nhổ răng sữa sớm do sâu răng thì các răng bên cạnh rất dễ bị xô lệch và chiếm chỗ của răng vĩnh viễn, dẫn đến cả loạt răng vĩnh viễn bất đắc dĩ phải mọc lệch, mọc xiên để có đủ chỗ hoặc có trường hợp răng không mọc lên được. Kết quả là trẻ phải nắn chỉnh hàm vừa đau đớn, vừa tốn kém.

Hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh đến 6 tuổi

Chăm sóc và vệ sinh răng miệng cho bé là điều vô cùng quan trọng mà bố mẹ cần lưu ý. Để bảo vệ và phòng ngừa các bệnh răng miệng cho trẻ đúng cách, bố mẹ cần chú ý những điều sau:

Từ sơ sinh đến 8 tháng tuổi:

Giai đoạn từ 1 tuổi đến 2 tuổi:

Giai đoạn từ 3 tuổi đến 6 tuổi:

Ngoài ra bố mẹ cũng cần nhớ một số nguyên tắc để trẻ tạo được thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách:

Tạo hứng thú đối với việc vệ sinh răng miệng cho bé

Đối với trẻ, đánh răng có thể là hành động gây khó chịu cho bé, khiến bé cáu gắt và không hợp tác. Vì vậy, bố mẹ hãy kiên nhẫn giải thích cho bé để bé có thể hiểu được việc vệ sinh răng miệng quan trọng đến thế nào và bệnh sâu răng có những tác hại gì. Và cách phòng bệnh và vệ sinh răng miệng đơn giản nhất chính là đánh răng thường xuyên.

Để tạo hứng thú giúp bé chăm đánh răng mỗi ngày hơn, bố mẹ có thể tham khảo một số cách sau:

Ngoài việc hướng dẫn chăm sóc và vệ sinh răng miệng cho bé, bố mẹ nên cho bé đi kiểm tra răng miệng định kỳ hằng năm từ 1 đến 2 lần để đảm bảo bé có hàm răng khỏe mạnh và có thể ngăn ngừa được các bệnh về răng miệng.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version