Site icon Medplus.vn

Chẩn đoán và 6 cách điều trị tiểu đường, kiểm soát đường huyết ổn định

Đái tháo đường là bệnh gây tử vong đứng thứ ba trong số các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam, sau tim mạch và ung thư. Cụ thể, khoảng 6% dân số Việt Nam bị đái tháo đường, gần 29.000 người tử vong hàng năm do các biến chứng liên quan. Những ảnh hưởng của bệnh tiểu đường với sức khỏe là rất lớn, do đó phát hiện và điều trị tiểu đường là rất cần thiết. Vậy dấu hiệu của bệnh tiểu đường là gì? Làm cách nào để chẩn đoán là điều trị hiệu quả? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu về bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

bệnh tiểu đường là gì Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh

Bệnh đái tháo đường hay tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

Tiểu đường thai kỳ gây ra những ảnh hưởng không chỉ cho mẹ bầu mà còn cho thai nhi. Do đó mẹ cần có phương pháp điều trị cũng như chế độ ăn phù hợp.

1.1. Nguyên nhân

Những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường có thể kể đến là:

1.2. Dấu hiệu

Những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tiểu đường đó là:

2. Chẩn đoán bệnh tiểu đường

Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường (theo Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ – ADA) dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây:

1. HbA1c ≥ 6,5%.

2. Đường máu đói Go ≥ 7.0 mmol/ L ( ≥ 126 mg/dL). Đường máu đói Go đo khi đã nhịn không ăn ít nhất 8 giờ.

3. Đường máu 2 giờ trong nghiệm pháp dung nạp glucose G2 ≥ 11,1 mmol/L ( ≥ 200 mg/dL). Nghiệm pháp dung nạp glucose phải được thực hiện theo đúng mô hình của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, sử dụng 75 gam glucose.

4. Đường máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/L ( ≥200 mg/dL) trên bệnh có triệu chứng của đái tháo đường cổ điển.

Chẩn đoán tiền đái tháo đường khi có một trong các rối loạn sau đây:

1. HbA1c từ 5,7 đến 6,4 %.

2. Rối loạn glucose lúc đói, RLGMĐ ( impaired fasting glucose, IFG), với Đường máu đói Go từ 5,6 – 6,9 mmol/L (100 – 125 mg/dL) và

3. Rối loạn dung nạp glucose, RLDNG (impaired glucose tolerance, IGT), Đường máu 2 giờ trong nghiệm pháp dung nạp glucose G2 đo trong mức từ 7,8 – 11 mmol/L (140 – 199 mg/dL).

3. Điều trị tiểu đường như thế nào?

Tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm mà bạn không thể tự mình điều trị. Bác sĩ sẽ giúp bạn lập một kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường phù hợp. Bạn cũng có thể cần các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác trong nhóm điều trị bệnh tiểu đường, như bác sĩ xương khớp, chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ mắt và chuyên gia tiểu đường (được gọi là bác sĩ nội tiết).

Phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường hiệu quả

Có một số cách điều trị tiểu đường hiệu quả được ứng dụng phổ biến hiện nay như:

3.1. Liệu pháp lọc máu Ozone

Liệu pháp lọc máu ozone được ứng dụng để điều trị rất nhiều bệnh nhờ khả năng chống viêm hiệu quả, trong đó, trường hợp được báo cáo nhiều nhất là điều trị vết loét ở những bệnh nhân tiểu đường. Một trong các biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh đái tháo đường là loét bàn chân. Liệu pháp ozone ngăn ngừa vết loét ở chân của người bệnh tiểu đường bằng cách tăng oxy và cải thiện lưu thông máu của chi. Liệu pháp ozone giúp chữa lành vết loét do tiểu đường bằng cách giảm nhiễm trùng, nó giúp giảm sưng và giảm đau.

Các chuyên gia đánh giá liệu pháp lọc máu Ozone điều trị tiểu đường mang đến những kết quả cao. Ozone cải thiện việc cung cấp oxy đến các mô, dẫn đến cải thiện lưu thông và giúp giảm kháng insulin bằng cách điều chỉnh stress oxy hóa. Nó giúp kiểm soát lượng đường tốt hơn và kiểm soát nhiễm trùng tốt hơn. Khi thực hiện liệu pháp Ozone, cơ thể sẽ cải thiện quá trình chuyển hóa oxy. Ozone cải thiện ATP (Adenosine triphosphate), là chất mang năng lượng chính trong quá trình điều hòa tế bào. Do đó, mục tiêu Ozone cải thiện năng lượng và duy trì sự cân bằng số lượng tế bào.

Xem bài biết chi tiết: Liệu pháp lọc máu Ozone trong điều trị bệnh tiểu đường

3.2. Sử dụng thuốc

Sử dụng y học hiện đại là cách điều trị tiểu đường tốt và phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là với những người bị bệnh nặng, mạn tính, tiểu đường type 2. Theo đó, những loại thuốc trị tiểu đường phổ biến hiện nay là:

3.3. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Lời khuyên về chế độ dinh dưỡng

Xây dựng chế độ ăn khoa học là một trong những cách điều trị tiểu đường và kiểm soát đường huyết tốt nhất. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng là rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Hãy trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để thiết lập một thực đơn hợp lý. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường loại 1, thời gian dùng insulin được xác định bởi hoạt động và chế độ ăn uống. Khi nào bạn ăn và ăn bao nhiêu cũng quan trọng như những gì bạn ăn. Thông thường, các bác sĩ khuyến nghị ba bữa ăn nhỏ và ba đến bốn bữa ăn nhẹ mỗi ngày để duy trì sự cân bằng thích hợp giữa đường và insulin trong máu.

Sự cân bằng lành mạnh của carbohydrate, protein và chất béo trong chế độ ăn uống sẽ giúp giữ cho lượng đường trong máu của bạn ổn định. Mức độ bao nhiêu của mỗi loại sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả cân nặng và sở thích cá nhân của bạn. Theo dõi lượng carbohydrate của bạn – biết bạn cần bao nhiêu và bạn đang ăn bao nhiêu – là chìa khóa để kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu bạn thừa cân, một chế độ ăn ít carbohydrate, ít chất béo/ít calo có thể giúp bạn đạt được cân nặng như mục tiêu. Không quá 7% chế độ ăn uống của bạn nên từ chất béo bão hòa và bạn nên cố gắng tránh hoàn toàn chất béo chuyển hóa.

chế độ dinh dưỡng dành cho người bị bệnh tiểu đường

Người bị tiểu đường nên ăn gì

Người đái tháo đường không nên ăn gì?

3.4. Vận động và tập thể dục

Theo khuyến cáo của Liên đoàn đái tháo đường thế giới, bệnh nhân đái tháo đường type 2 nên tập luyện tổng cộng 30 – 45 phút mỗi ngày, từ 3-5 ngày mỗi tuần hoặc 150 phút/tuần. Loại vận động dẻo dài như đi bộ, chạy, bơi, nhảy dây, đi xe đạp, nên đạt đủ cường độ nhằm làm tăng nhịp tim và tần số hô hấp. Khuyến khích tập luyện đối kháng 3 lần/tuần.

3.5. Vệ sinh và chăm sóc răng miệng

Vệ sinh và chăm sóc răng miệng cũng là một trong số những cách điều trị tiểu đường hiệu quả. Nhớ chăm sóc răng miệng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Bệnh tiểu đường có thể làm trầm trọng thêm bệnh nướu răng và các vấn đề về răng miệng khác.

3.6. Sử dụng thảo dược

Một số thảo dược rất tốt cho người bệnh tiểu đường điển hình như mướp đắng, nha đam, cây cà ri, cây húng quế, lá xoài… Người bệnh có thể kết hợp bổ sung các thảo được này trong chế độ ăn uống sẽ tốt trong quá trình điều trị.

Lưu ý: bạn nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trước khi áp dụng việc điều trị tiểu đường bằng thảo mộc.

4. Kết luận

Điều trị tiểu đường yêu cầu theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu và giữ chúng ở mức mục tiêu do bác sĩ đặt ra. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc phù hợp, tập thể dục và chế độ ăn uống cũng rất quan trọng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo liệu pháp điều trị tiểu đường bằng liệu pháp lọc máu Ozone của FSCB để được hỗ trợ.

Nguồn tài liệu:

Exit mobile version