Chẩn đoán và điều trị bàng quang tăng hoạt là kiến thức chúng ta cần nắm khi không may mắc chứng bàng quang tăng hoạt. Cùng medplus tìm hiểu về vẫn đề này qua bài viết dưới đây!
Bàng quang tăng hoạt là gì?
Bàng quang tăng hoạt là tình trạng bàng quang co bóp không đúng thời điểm, thường gây ra cảm giác mắc tiểu đột ngột, cần phải đi tiểu ngay, nếu nhịn tiểu có thể bị són tiểu.
Hội chứng bàng quang tăng hoạtlà tình trạng tiểu gấp, có hoặc không kèm theo són tiểu gấp, thường kèm theo tiểu nhiều lần và tiểu đêm… mà không có nhiễm trùng tiểu hoặc các bệnh lý rõ ràng khác.
Hội chứng bàng quang tăng hoạt tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho bệnh nhân, gây trở ngại trong sinh hoạt, học tập và công tác hàng ngày. Đồng thời, bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng tới tâm lý, đặc biệt là những bệnh nhân trẻ.
Hiện nay, trên thế giới có hàng triệu người mắc chứng bệnh này. Tuy nhiên, hơn 50% người bệnh phải âm thầm chịu đựng tình trạng này trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm do tâm lý xấu hổ, e ngại không muốn đến bệnh viện để điều trị.
Tuy nhiên việc e ngại sẽ khiến bệnh ngày càng nặng hơn, Cùng Medplus tìm hiểu các cách chẩn đoán và điều trị bàng quang tăng hoạt hiện nay:
Chẩn đoán
Chẩn đoán chứng Bàng quang tăng hoạt chủ yếu dựa vào lâm sàng. Cần hỏi kỹ các đặc điểm của triệu chứng tiểu không kiểm soát. Có thể bệnh nhân mót tiểu liên tục nhưng tiểu đễ dàng, không đau, buốt, mỗi lần ít nước tiểu… Cần tránh nhầm lẫn với tiểu nhiều trong bệnh tiểu đường, tiểu tháo nhạt… Đặc biệt chú ý tiểu rắt trong bệnh viêm bàng quang, tiểu khó trong bệnh ung thư bàng quang, u tuyến tiền liệt… Cần làm thêm các xét nghiệm bổ sung thêm. Ví dụ như tổng phân tích nước tiểu để loại trừ các nhiễm trùng niệu. Ngoài ra cũng cần thử tế bào trong nước tiểu. Việc ghi niệu dòng đồ hoặc áp lực đồ bàng quang để biết tình trạng hoạt động của BQ, của cổ bàng quang. Việc khảo sát siêu âm hệ niệu đồng thời đo tồn lưu bàng quang cần thiết. Ít khi phải cần đến CT, MRI, chụp bàng quang ngược dòng hoặc soi bàng quang.
Điều trị bàng quang tăng hoạt
Vì có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tiểu không kiểm soát và cơ chế sinh bệnh chưa được hiểu rõ. Ta nên việc tìm hiểu kỹ các yếu tố về đời sống, sinh hoạt, tâm lý của bệnh nhân. Cùng vớivới sự hợp tác tốt của bệnh nhân, có thể giúp bác sĩ chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân. Có 4 phương pháp chẩn đona và điều trị bàng quang tăng hoạt thường được áp dụng (riêng lẽ hoặc phối hợp):
Cách điều trị 1: Thuốc:
Có thể sử dụng các thuốc làm giảm sự co bóp của detrusor hoặc thuốc có tác dụng trung hoà các chất trung gan thần kinh. Việc này nhằm ngăn chặn các luồng thần kinh có tác dụng trên cơ bàng quang. Ví dụ như thuốc Anti Muscarinic như:
Thuốc thế hệ 1: Oxybutinine
Thuốc thế hệ 2: Trospium, Tolterodine
Thuốc thế hệ 3: Darifenacin, Solefenacin
Thuốc Ức chế Beta 3 Adrenergic như Mirabegron…
Những thuốc này có tác dụng làm giảm sự co bóp của bàng quang, tăng dung tích BQ nên giúp giảm số lần đi tiểu trong ngày. Tuy nhiên thuốc có một số tác dụng phụ gây khó chịu như khô miệng, khó ngủ. Đôi khi chóng mặt, buòn nôn, tức vùng bàng quang…Vì vậy nên cần được phối hợp với các loại thuốc làm êm dịu thần kinh. Ngoài ra cần điều trị lâu dài mới có kết quả. Dẫuvậy, có khoảng 20 -30% không có đáp ứng hoặc không dung nạp được thuốc. Trong các trường hợp này phải chuyển sang phương pháp điều trị khác. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bàng quang tặng hoạt vô cùng quan trọng. Hãy hỏi bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Cách điều trị 2: Lý liệu pháp
Thiết lập lịch đi tiểu, uống nước đúng giờ / 24 giờ. Ngoài ra có thể xoa nắn vùng tầng sinh môn theo phương pháp Kegel. Các liệu pháp này được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với thuốc có thể mang lại một số kết quả tốt. Nên khuyên bệnh nhân không uống cafe, rượu, thuốc lá và tiết thực giảm cân.
Cách điều trị 3: Kích thích thần kinh:
Trong trường hợp phối hợp 2 phương pháp trên thất bại. Ta có thể áp dụng phương pháp kích thích các thần kinh ngoại biên vùng tầng sinh môn, âm đạo, trực tràng, thần kinh chày sau… Bằng các xung thần kinh thích hợp để chữa chứng BQ tăng hoạt. Đây là cách chẩn đoán và điều trị bàng quan tăng hoạt vô cùng hiệu quả.
Cách điều trị 4: Phẫu thuật
Thường chỉ áp dụng trong các trường hợp BQ tăng hoạt ướt. Đây là phương pháp mang lại kết quả cao. Tuy nhiên tuỳ theo tổn thương gây bệnh mà người ta chọn phương pháp phẫu thuật cho phù hợp. Do đó phải nghiên cứu kỹ từng trường hợp để tìm ra đúng loại bệnh, sử dụng đúng phẫu thuật cần thiết. Nếu chọn sai phương pháp, phẫu thuật không những không mang lại kết quả mà còn làm tình trạng bệnh nặng thêm.
Xem thêm Các dấu hiệu và nguyên nhân chính của bàng quang tăng hoạt
Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!
Nguồn tổng hợp WebMD<