Co giật ở trẻ sơ sinh là gì? Cách chẩn đoán và điều trị co giật ở trẻ hiện nay đang được thực hiện là như thế nào? Triệu chứng co giật đối với trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Cần làm gì khi thấy hiện tượng co giật khi ngủ ở trẻ?
Giới thiệu
Co giật ở trẻ sơ sinh là gì?
Co giật trên trẻ sơ sinh thường kín đáo, có thể chỉ là cử động bất thường nhẹ trên các cơ mặt, run giật nhẹ tại chi. Đây là triệu chứng của nhiều bệnh, ngoài việc chống co giật còn phải điều trị nguyên nhân.
Các tìm kiếm khác về chẩn đoán và điều trị bệnh:
- Chẩn đoán và điều trị hội chứng vàng da tăng bilirubin tự do
- Chẩn đoán và điều trị hội chứng phù não ở trẻ em
- Chẩn đoán và điều trị hội chứng suy hô hấp cấp
Chẩn đoán
Việc chuẩn đoán hiện tượng co giật ở trẻ cần phải chú ý phát hiện các dấu hiệu sau đây:
1. Triệu chứng co giật ở trẻ sơ sinh
Trẻ xuất hiện có một hoặc các biểu hiện như:
- Giật nhẹ cơ mặt, má, môi, ….
- Run giật các ngón chân, tay.
- Cơn giật xảy ra tự nhiên hoặc khi có kích thích.
- Trương lực cơ tăng hoặc giảm, trường hợp tăng mạnh sẽ có cơn co cứng, dấu hiệu cứng hàm, ….
- Thời gian kéo dài của mỗi cơn giật là bao nhiêu giây.
- Tần số xuất hiện cơn giật: thưa hay liên tục.
2. Các triệu chứng kèm theo
Các dấu hiệu co giật ở trẻ sơ sinh sau nếu có sẽ có giá trị trong chẩn đoán nguyên nhân và tiên lượng.
- Dấu hiệu suy hô hấp: khó thở, tím tái, ngừng thở, …
- Thóp phồng.
- Dấu hiệu thiếu máu.
- Dấu hiệu tổn thương thần kinh khu trú: liệt dây thần kinh sọ não, chi, ….
- Vòng đầu to, nhỏ bất thường.
- Sốt, biểu hiện nhiễm trùng.
3. Khai thác tiền sử
Các tiền sử ở trẻ sơ sinh khi thấy trẻ bị co giật bao gồm:
- Đẻ ngạt, can thiệp.
- Gia đình có người bị co giật
4. Các xét nghiệm cần làm
- CTM, tiểu cầu
- MC, MĐ nếu nghi có chảy máu
- ĐGĐ, calci, đường máu
- Chọc, dò nước não tủy nếu có dấu hiệu nghi viêm màng não hoặc xuất huyết màng não.
- Siêu âm qua thóp nếu nghi có xuất huyết não, màng não hoặc viêm màng não.
- Điện não đồ: khi đã loại trừ các nguyên nhân khác và nghĩ tới động kinh.
Điều trị
Việc điều trị co giật phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và nguyên nhân gây nên dấu hiệu co giật.
1. Chống co giật ở trẻ sơ sinh
- Phenobarbital: 20mg/kg tiêm bắp (TM). Sau 30 phút nếu còn giật cho tiếp 10mg/cân nặng tiêm tĩnh mạch.
- Sau 2 liều trên nếu vẫn giật: Seduxen 0,2mg/kg tiêm bắp trong 5 phút.
- Duy trì hàng ngày: Gardenal 10mg/kg/24 giờ cho đến khi hết giật hoàn toàn.
2. Điều trị phối hợp
- Chống suy hô hấp: Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh
- Hạ sốt: nếu trẻ sốt trên 38,5°C, cho paracetamol 10mg/kg/6 giờ.
- Nuôi dưỡng: đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ.
3. Điều trị nguyên nhân
Trường hợp xuất huyết màng não:
- Truyền máu (hoặc plasma nếu Hb > 13g%, hematocrit > 35%).
- Vitamin K
Trường hợp viêm màng não mủ: Viêm màng não mủ sơ sinh
Trường hợp hạ đường máu, rối loạn điện giải: xem các phác đồ tương ứng.
Trường hợp trẻ bị động kinh:
- Chống co giật ở trẻ sơ sinh
- Thuốc chống động kinh: hội chẩn với chuyên khoa thần kinh để có điều trị cụ thể (Depakin, phenobarbital… ).
Lời khuyên
Co giật ở trẻ sơ sinh có thể để lại các biến chứng về sau cho trẻ dù đã được chữa trị và hồi phục sức khỏe. Vì vậy, để đảm bảo các tình trạng bệnh được điều trị đúng phương pháp và xác định đúng triệu chứng, bạn cần nên có lời khuyên và chỉ dẫn của các chuyên gia y tế – bác sĩ chuyên về nhi khoa.
Tham khảo và theo dõi danh sách các chuyên gia y tế và các cơ sở khám chữa bệnh dành cho trẻ sơ sinh có mặt tại Việt Nam trên Medplus.vn.