Site icon Medplus.vn

Chảy Máu Trong và 7 Triệu Chứng Thường Gặp

Chảy máu trong (hay còn được gọi là xuất huyết nội bộ) là một hiện tượng nghiêm trọng có thể khiến tim ngừng đập hoặc thậm chí là gây tử vong nếu không có sự can thiệp y tế kịp thời và đúng cách. Việc tìm hiểu các triệu chứng thường gặp của chảy máu trong góp phần quan trọng vào việc cứu sống bệnh nhân.

Hiện tượng chảy máu trong

1. Nguyên nhân

Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu một số nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến việc chảy máu trong, bao gồm chấn thương, chứng phình động mạch, rối loạn chảy máu và thuốc chống đông máu.

1.1 Chấn thương

Một số cơ chế thường gặp dẫn đến tình trạng chảy máu trong do chấn thương gây ra là:

1.2 Chứng phình động mạch

Vỡ phình động mạch gây ra chảy máu và rất nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Hầu như chứng phình động mạch có thể xảy ra ở bất kỳ mạch máu nào. Nhưng phổ biến nhất vẫn là chứng phình động mạch não, chứng phình động mạch chủ ngực và chứng phình động mạch chủ bụng.

1.3 Rối loạn chảy máu và thuốc chống đông máu

Rối loạn chảy máu là hiện tượng ngăn cản quá trình đông lại của máu, khiến cho máu chảy nhiều và kéo dài.

Việc uống thuốc chống đông máu hoặc thuốc kháng kết tập tiểu cầu cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong.

Ngoài ra, một số loại thuốc như aspirin, thuốc chống viêm không steroid như Advil (ibuprofen), một số loại vitamin và thực phẩm chức năng cũng làm tăng nguy cơ chảy máu trong.

2. Các triệu chứng thường gặp của chảy máu trong

Một số triệu chứng thường gặp của người bị chảy máu trong bao gồm:

2.1 Chóng mặt

Khi bị mất máu nhiều và nhanh, bệnh nhân thường cảm thấy chóng mặt và trở nên yếu ớt. Nhưng khi bị mất máu chậm và lượng máu bị mất tương đối nhỏ, bệnh nhân chỉ cảm thấy choáng váng khi đang đứng.

2.2 Đau đớn

Một trong những biểu hiện dễ thấy của chảy máu trong là sự đau đớn. Các triệu chứng như đau bụng hoặc đau đầu dữ dội nên được kiểm tra kỹ lưỡng bởi các chuyên gia y tế. Vị trí cơn đau có thể phản ánh khu vực chảy máu hoặc không. Như trong trường hợp chảy máu ở khu vực bụng, máu trong bụng sẽ kích thích cơ hoành, bệnh nhân sẽ cảm thấy cơn đau diễn ra ở vai.

Chảy máu trong gây đau đớn

2.3 Khó thở

Khó thở hoặc hít thở không sâu cũng có thể là triệu chứng của việc chảy máu trong. Nguyên nhân là khi bệnh nhân bị mất máu, sẽ có ít tế bào hồng cầu và huyết sắc tố lưu thông để vận chuyển oxy đến các mô. Điều này có thể gây ra khó thở. Khó thở cũng thường xảy ra trong trường hợp chảy máu trong khoang ngực hoặc khi máu tích tụ trong ổ bụng đẩy lên cơ hoành, hạn chế luồng không khí vào phổi.

2.4 Đau ngực hoặc vai

Hiện tượng đau ngực diễn ra khi chảy máu trong ngực. Nó cũng có thể xảy ra trong các trường hợp chảy máu trong khác, khi không có đủ lượng oxy di chuyển đến động mạch vành để nuôi tim. Còn hiện tượng đau vai xảy ra khi chảy máu trong ngực hoặc bụng (do kích thích cơ hoành).

2.5 Ngứa ran bàn tay hoặc chân

Cảm giác ngứa ran ở bàn tay và bàn chân thường gặp khi bị chảy máu trong. Do khi bị mất máu, dòng máu sẽ “ưu tiên” di chuyển đến các bộ phận quan trọng khác của cơ thể như tim và não. Lúc này lượng máu đến các chi bị hạn chế nên sẽ gây ra cảm giác ngứa ran ở bàn tay hoặc chân. Việc giảm thông khí do đau và gia tăng lượng oxy đến các phần quan trọng khác của cơ thể cũng gây ra cảm giác ngứa ở các chi.

2.6 Thay đổi thị lực và các dấu hiệu thần kinh khác

Những thay đổi về thị lực liên quan đến choáng váng cũng có thể liên quan đến chảy máu trong. Những thay đổi cụ thể về thị giác như song thị (mắt nhìn một vật thành hai), mắt yếu, tê một bên cơ thể, đau đầu dữ dội, mất phối hợp có thể là dấu hiệu của chảy máu não.

2.7 Buồn nôn

Buồn nôn cũng là biểu hiện thường thấy của chảy máu trong. Nó có thể xảy ra do mất máu hoặc đau đớn. Nhất là khi tình trạng chảy máu trong diễn ra ở đường tiêu hóa hoặc não.

 

Chảy máu trong và 7 triệu chứng thường gặp

3. Dấu hiệu

Một số dấu hiệu để người khác có thể nhận biết một người bị chảy máu trong là:

3.1 Dấu hiệu sốc

Một số dấu hiệu sốc như tim đập nhanh, thở nhanh, huyết áp thấp thường diễn ra khi một người bị mất từ 10 đến 15% thể tích máu.

3.2 Đổ mồ hôi nhiều

Khi bị cháu máu trong, người bệnh thường đổ nhiều mồ hôi nhiều (đổ mồ hôi không phải do thời tiết nóng hay đang vận động).

Đổ mồ hôi khi bị chảy máu trong

 

3.3 Cảnh giác

Người bệnh sẽ phản ứng một cách vô thức để bác sĩ hoặc người khác không động vào khu vực bị chảy máu trong.

3.4 Bầm tím

Vết bầm tím ở một số vùng trên cơ thể đôi khi là dấu hiệu cụ thể của chảy máu trong. Ví dụ, vết bầm xung quanh rốn cho thấy biểu hiện xuất huyết trong bụng. Vết bầm tím ở hai bên sườn cho thấy biểu hiện của chảy máu trong bụng hoặc khoang sau màng bụng. Bầm tím ở những nơi khác cũng là biểu hiện của chảy máu trong, như vết bầm tím ở các chi do gãy xương.

Chảy máu trong và hiện tượng bầm tím

3.5 Thay đổi trạng thái tinh thần hoặc mất ý thức

Đây là một trường hợp khẩn cấp cần có sự can thiệp của chuyên viên y tế, do thay đổi tinh thần hoặc mất ý thức chỉ diễn ra khi một lượng máu lớn đã bị mất (ngoại trừ trường hợp chấn thương đầu hoặc chảy máu não).

4. Các triệu chứng khác

Chảy máu trong ở một số phần của cơ thể cũng có thể có những triệu chứng khác. Chẳng hạn:

4.1 Não và tủy sống

Chảy máu trong não thường gây đau đầu dữ dội, buồn nôn, yếu một bên cơ thể hay thay đổi thị lực. Khi quá trình chảy máu tiến triển, những trạng thái tâm thần khác như lú lẫn, mất phương hướng, mất ý thức, thậm chí là động kinh cũng có thể diễn ra.

4.2 Ngực

Chảy máu vào đường thở có thể gây ho. Việc ho ra máu, dù chỉ là một lượng máu nhỏ như thìa cà phê, cũng cần sự can thiệp sớm nhất của các chuyên gia y tế. Khi lượng máu ho ra quá nhiều (khoảng một phần tư cốc), tỉ lệ tử vong là rất cao.

Chảy máu giữa các màng bao quanh tim ( tràn dịch màng ngoài tim ) làm ảnh hưởng đến chức năng của tim, hạn chế sự chuyển động của tim và gây chèn ép tim.

Trong trường hợp tràn khí màng phổi, vết bầm tím có thể xuất hiện trên ngực và cổ. Ngoài ra, phần da cổ và bụng trên cũng có thể bị nhăn nheo do sự xuất hiện của không khí ở các mô dưới da.

Bên cạnh đó, việc chảy máu trong ngực cũng gây ra các cơn đau khi người bệnh cố gắng di chuyển.

4.3 Bụng

Hiện tượng chảy máu trong ổ bụng có thể khiến cho bụng bị sưng hoặc làm lan rộng cơn đau. Trong trường hợp này, âm thanh của ruột sẽ không xuất hiện khi bác sĩ đặt ống nghe vào bụng của người bệnh. Ngoài ra, như đã nói ở trên, vết bầm tím quanh rốn hoặc ở mạn sườn là biểu hiện rõ ràng của trường hợp chảy máu trong.

Trong khi chảy máu vào thực quản hoặc dạ dày có thể làm cho người bệnh bị nôn ra máu thì chảy máu ở đường tiêu hóa dưới có thể gây ra hiện tượng chảy máu trực tràng.

Chảy máu trong bụng

4.4 Khoang sau màng bụng

Chảy máu từ thận và các mô khác ở khoang sau màng bụng có thể dẫn đến việc tiểu ra máu. Hơn nữa, các triệu chứng sốc cũng có thể xảy ra

4.5 Xương, khớp và cơ

Chảy máu ở những khu vực xương, khớp và cơ có khả năng gây ra tình trạng bầm tím. Ngoài ra, hiện tượng da trở nên nhợt nhạt và bị căng lại cũng có thể xảy ra đối với hội chứng chèn ép khoang. Các cơn đau cũng thường xuất hiện và chức năng vận động của khớp cũng sẽ bị giảm bớt do không gian khớp và các khu vực xung quanh có quá nhiều máu và trở nên xưng lên.

5. Khi nào cần gặp bác sĩ 

Chảy máu trong có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí là tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Do đó, hãy đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế gần nhất và điều trị kịp thời khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào của chảy máu trong.

Nguồn: Symptoms of Internal Bleeding

 

 

 

 

Exit mobile version